(SGTT) – Vào thời điểm này, cây gạo cổ thụ tại chùa Thầy (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) nở rực sắc đỏ. Khung cảnh ấy gợi nét trầm mặc, thu hút du khách tìm đến vãn cảnh, chiêm bái.
Chùa Thầy nằm trong quần thể Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, thuộc huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Khu di tích này được xếp hạng vào năm 2014, không chỉ nổi bật với giá trị lịch sử, kiến trúc mà còn là điểm đến thu hút du khách và Phật tử. Ảnh: Tuyên ParafuTheo TTXVN, chùa Thầy có tên chữ là Thiên Phúc Tự, được xây dựng từ trước thời Lý. Đến khi Lý Nhân Tông (1072-1127) lên ngôi, nhà vua cho xây dựng lại, hình thành nên một quần thể kiến trúc quy mô hơn. Ảnh: Tuyên ParafuTrải qua bảy lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính, phản ánh nét đặc trưng của vùng "xứ Đoài". Ảnh: Tuyên ParafuKhông chỉ mang ý nghĩa lịch sử, chùa Thầy còn thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên. Vào tháng Ba, tháng Tư, khi chớm Hạ, hoa gạo nở rực trong khuôn viên chùa, tạo nên khung cảnh ấn tượng. Ảnh: Tuyên ParafuCây gạo cổ thụ bên hồ Long Trì in bóng xuống mặt nước, hòa quyện với những mái ngói rêu phong, cây cầu đá và bậc thềm cổ kính, tạo nên một bức tranh vừa trầm mặc, vừa sinh động. Ảnh: Tuyên ParafuMùa hoa gạo cũng là thời điểm chùa Thầy đón nhiều du khách, Phật tử và nhiếp ảnh gia đến chiêm ngưỡng, vãn cảnh. Ảnh: Tuyên ParafuDưới tán cây gạo, người đến chùa không chỉ cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hòa mình vào không gian tâm linh. Ảnh: Tuyên ParafuKhông gian thanh tịnh tại chùa Thầy. Ảnh: Tuyên ParafuSắc đỏ của hoa gạo trở thành biểu tượng cho sự tiếp nối truyền thống, cho sức sống bền bỉ của chốn thiền môn qua bao thế kỷ. Ảnh: Tuyên Parafu