Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024

Hãy biết lắng nghe con

NGUYỄN THỊ LOAN, Học viện Thanh thiếu niên -

Đôi khi, con trẻ cũng cảm thấy rằng cha mẹ bận rộn đến nỗi không có thời gian lắng nghe mỗi khi chúng cần được hỗ trợ để thoát khỏi những áp lực học hành; hoặc có những băn khoăn mà chúng muốn giãi bày. Và, truyền hình cùng các phương tiện giải trí lại càng tạo thêm những rào cản, khiến cha mẹ và con cái càng ít có dịp lắng nghe lẫn nhau...

Hiện nay, một trong những khó khăn lớn nhất của các gia đình là làm sao để các thành viên thực sự biết lắng nghe nhau. Các bậc cha mẹ thường phàn nàn con cái không muốn nghe những gì mình nói, chúng chỉ nghe những gì mà chúng muốn nghe thôi. Vậy làm thế nào để có thể giúp trẻ trở thành một người biết lắng nghe? Dưới đây là một số ý tưởng gợi mở cho các bậc cha mẹ.

Cha mẹ phải làm gương

Việc biết chăm chú lắng nghe phải được cha mẹ thực hành và làm gương cho trẻ trước, sau đó nó sẽ trở thành một phần trong tính cách của trẻ. Nếu muốn con mình biết lắng nghe, trước hết bạn phải là người biết lắng nghe để làm gương cho con.

Kỹ năng lắng nghe cần phải được luyện tập thường xuyên và đều đặn. Những thông điệp bằng lời phải được thể hiện một cách thoải mái, có sự tiếp xúc trực tiếp bằng ánh mắt, nét mặt, cử chỉ thân thiện. Những gì bạn nói cũng có giá trị trong việc chứng tỏ bạn đang biết lắng nghe.

Đừng ngắt lời trẻ

TV1

Với vốn từ vựng còn hạn chế và còn ít kinh nghiệm trong việc nói chuyện, trẻ thường mất nhiều thời gian hơn so với người lớn trong việc suy nghĩ và lựa chọn ngôn từ thích hợp để nói chuyện. Chính vì vậy, hãy tránh ngắt lời trẻ trước khi trẻ nói xong. Có thể đặt những câu hỏi nhằm giúp trẻ lựa chọn từ hoặc cụm từ phù hợp để diễn tả chính xác hơn những gì chúng muốn nói.

Khuyến khích việc nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình. Hãy chắc chắn rằng, con cái luôn sẵn lòng chia sẻ mọi ý tưởng, cảm xúc và kinh nghiệm sống của mình với cha mẹ. Hãy nhớ rằng, tạo một bầu không khí biết lắng nghe trong gia đình sẽ giúp nuôi dưỡng ở trẻ khả năng thấu hiểu người khác, cũng như những cảm giác lành mạnh trong mọi mối quan hệ với người khác.

Hãy dẹp bỏ những phương tiện gây trở ngại cho cuộc nói chuyện như tắt ti vi và tìm không gian yên lặng để cha mẹ và con cái có nhiều thời gian nói chuyện với nhau.

Kiềm chế nỗi sợ hãi và an ủi trẻ

Trẻ em thường phản ứng theo mức độ sợ hãi và lo lắng ở người lớn. Điều quan trọng là nên thường xuyên vỗ về và an ủi con rằng, cha mẹ sẽ luôn bảo đảm an toàn cho con. Hãy cùng con đi dạo, vui chơi và ôm ấp chúng nhiều hơn.

Lắng nghe con trẻ

Con bạn thường biểu lộ cảm xúc qua hành động hơn là lời nói. Sợ hãi, giận dữ thường là những phản ứng của trẻ trong thời kỳ căng thẳng. Mỗi trẻ có cách biểu lộ khác nhau, hãy nên kiên nhẫn, hiểu biết và tìm mọi cách an ủi con.

Khuyến khích những hoạt động tích cực

TV3

Khuyến khích trẻ hoạt động để giảm căng thẳng. Có thể đề nghị con viết truyện hoặc vẽ tranh về thế giới chung quanh, chơi đất sét, đọc truyện hay múa hát… Hãy để trẻ lựa chọn những hoạt động mà mình yêu thích để giúp chúng duy trì sự tự chủ và thoải mái.

Liên lạc với những người chung quanh

Trẻ không những cần sự quan tâm và tình cảm của những người thân trong nhà, mà còn ở bạn bè, họ hàng và láng giềng. Vì thế, nên cho trẻ giao tiếp với hàng xóm; thăm viếng, điện thoại và viết thư cho ông bà hay người thân nhiều hơn.

Lễ phép từ lời chào

“Lời chào cao hơn mâm cỗ”, hầu như ai cũng biết câu này và hiểu được “giá trị” của lời chào hỏi. Thế nhưng, nhiều gia đình đã không chú trọng dạy bảo con cái cách chào hỏi.

Thật ra, rất dễ dạy cho trẻ biết chào hỏi. Ngay từ khi trẻ biết nói, việc đầu tiên cha mẹ thường dạy con là chào ông bà, cha mẹ, cô chú… Trẻ con tiếp thu rất nhanh và hào hứng với những cái mới nhưng cũng rất mau quên! Vì thế, nhắc nhở con việc chào hỏi là chuyện bình thường và phải làm thường xuyên. Khi có mặt khách mà trẻ quên chào, hay khi con cái lớn, ngại chào hỏi, do mắc cỡ, cha mẹ cần nhắc nhở.

Có rất nhiều ích lợi khi chúng ta phát triển cho trẻ kỹ năng lắng nghe. Trong thực tế, những em này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những trẻ thiếu kỹ năng lắng nghe. Ở nhà trường, những trẻ được đánh giá và có thành tích cao thường là những trẻ có các mối quan hệ tốt với các bạn. Biết lắng nghe sẽ làm cho tư duy sâu sắc và khả năng diễn đạt linh hoạt hơn. Cuối cùng, biết lắng nghe, sẽ giúp trẻ xây dựng được nhiều mối quan hệ giao tiếp tốt với người khác, để gặt hái nhiều thành công hơn trên đường đời sau này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dã quỳ khoe sắc tại vườn quốc gia Ba Vì

0
(SGTT) - Khoảng tháng 11 hằng năm, khi tiết trời chuyển mình sang Đông, vườn quốc gia Ba Vì lại khoác lên mình "tấm...

Từ ngày 1-1-2025, bỏ xét nghiệm nồng độ cồn khi khám...

0
(SGTT) - Theo thông tư mới của Bộ Y tế, kể từ đầu năm 2025, khi thực hiện khám sức khoẻ, tài xế không...

Trung tâm TPHCM lên đèn, người dân xuống phố đón Giáng...

0
(SGTT) – Dù hơn một tháng nữa mới đến Giáng sinh, nhưng nhiều trung tâm thương mại tại TPHCM đã được trang trí rực...

Ghé thăm Zurich ngày cuối Thu

0
(SGTT) - Zurich - thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ hấp dẫn du khách nhờ không gian thanh bình, kiến trúc cổ kính...

FoBe mang trải nghiệm đặc sắc đến Cake & Dessert Showcase...

0
Vào ngày 6-11-2024, tại Hà Nội, Công ty FoBe và thương hiệu Arla Pro đã phối hợp và tổ chức thành công sự kiện...

Bữa trưa đầu tuần với miến nấu kim chi

0
(SGTT) – Kết hợp sợi miến dai giòn và kim chi đậm đà hương vị, đầu bếp sáng tạo thành món miến nấu kim...

Kết nối