Thứ bảy, Tháng tư 19, 2025

Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

Ngày 6-12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chùa Tây Phương nhìn từ trên cao. Ảnh: Vương Lộc

Cụ thể, theo mức thu mới, phí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; di tích đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng; di tích Cổ Loa 30.000 đồng; di tích Chùa Hương 120.000 đồng (trong đó có 2.000 đồng bảo hiểm khách du lịch); di tích Đền Quán Thánh 10.000 đồng; làng cổ Đường Lâm 20.000 đồng; chùa Thầy 10.000 đồng và chùa Tây Phương 10.000 đồng.

Trước đó, quy định phí tham quan mỗi lượt của một khách tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 30.000 đồng; di tích đền Ngọc Sơn 30.000 đồng; di tích Nhà tù Hỏa Lò 30.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 30.000 đồng; di tích Cổ Loa 10.000 đồng và di tích Chùa Hương cao nhất 78.000 đồng...

Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc

Như vậy, với việc Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết này, hầu hết phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã tăng giá.

Về quản lý sử dụng phí, nghị quyết quy định đối với Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà tù Hỏa Lò và Di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long (Khu Hoàng thành và Di tích Cổ Loa), đơn vị thu phí được giữ lại 90%, nộp ngân sách nhà nước 10%.

Đối với Di tích Chùa Hương, đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 85% (bao gồm kinh phí tôn tạo, tu bổ khu di tích và kinh phí tổ chức lễ hội cho Ban tổ chức lễ hội, xã Hương Sơn); để lại cho đơn vị thu phí 15%. Đối với đền Quán Thánh, chùa Thầy, chùa Tây Phương, nộp ngân sách nhà nước 100%. Đối với làng cổ Đường Lâm, 100% phí tham quan được để lại cho đơn vị thu phí.

Một góc chùa Thầy. Ảnh: Vương Lộc

Ngoài ra, các du di tích sẽ không thu phí trong Ngày Di sản Văn hóa (23-11); không thu phí ngày giỗ Thánh 20-8 âm lịch, các ngày mùng Một âm lịch hằng tháng trong năm tại di tích đền Ngọc Sơn; không thu phí ngày 30 và mồng 1, 2 Tết Nguyên đán, ngày lễ Phật Đản (15-4 âm lịch) tại chùa Hương; không thu phí các ngày 30 tháng Chạp Âm lịch, ngày mùng 1, 2 Tết Nguyên đán tại đền Quán Thánh, chùa Tây Phương, chùa Thầy, làng cổ Đường Lâm.

Đăng Huy

Theo Vietnamplus

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dấu xưa nơi làng cổ Cự Đà

0
(SGTT) - Làng cổ Cự Đà hình thành cách đây hơn 400 năm. Trải qua bao biến động thăng trầm, ngôi làng vẫn giữ...

Hà Nội công nhận Thụy Lâm là điểm du lịch mới

0
(SGTT) - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định công nhận điểm đến Thụy Lâm thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông...

Tìm về chùa Trung Hậu, chốn thanh tịnh nơi ngoại thành...

0
(SGTT) – Nằm yên bình giữa thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, chùa Trung Hậu – còn...

Tour đặc biệt dành cho cựu chiến binh thăm lại TPHCM...

0
(SGTT) - Các cựu chiến binh sẽ có dịp thăm lại những địa danh lịch sử như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi,...

Bắt đầu thu vé tham quan bảo tàng Lịch sử Quân...

0
(SGTT) – Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ thu vé tham quan từ ngày 12-4, sau thời gian mở cửa miễn...

Lễ cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang của người Jrai...

0
(SGTT) - Lễ cầu mưa “Yang Pơtao Apui” ở làng Plei Ơi, Gia Lai là nghi lễ của người Jrai, gắn liền với truyền...

Kết nối