Thứ năm, Tháng năm 29, 2025

Hà Nội kiểm định chất lượng hàng ngàn công trình kiến trúc, biệt thự cổ

UBND thành phố Hà Nội sẽ kiểm định chất lượng hàng ngàn biệt thự trên địa bàn, trong đó ưu tiên đánh giá 24 biệt thự có giá trị và 8 công trình kiến trúc thuộc sở hữu Nhà nước do thành phố quản lý, từ đó xác định mức độ xuống cấp, nguy hiểm để có giải pháp, phương án cải tạo, chỉnh trang biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác tại khu vực nội đô.

Cột cờ Hà Nội là một trong số công trình kiến trúc được ưu tiên kiểm định để bảo tồn, sửa chữa trong năm 2023 – Ảnh: TL

Cổng thông tin UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 115/KH-UBND về việc khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng biệt thự và một số công trình kiến trúc đặc biệt, mục đích nhằm xác định mức độ xuống cấp, nguy hiểm của các công trình để có giải pháp, phương án cải tạo, chỉnh trang biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác tại khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành.

Thành phố yêu cầu các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng phối hợp các quận, huyện khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ 1.216 biệt thự theo danh mục công bố tại Quyết định 1845/2022/QĐ-UBND và một số công trình kiến trúc.

Ưu tiên kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc  thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý để phục vụ kế hoạch của UBND thành phố về bảo tồn, chỉnh trang các công trình kiến trúc xây dựng từ trước năm 1954, gồm:

Các biệt thự tại số 10 Điện Biên Phủ; 26 Điện Biên Phủ; 17 Điện Biên Phủ; 71 Quán Thánh; 34 Phan Đình Phùng; 42 Quang Trung; 46 Trần Hưng Đạo; 51 Lý Thái Tổ; 62 Phan Đình Phùng; 12 Nguyễn Chế Nghĩa; 63 Bà Triệu; 5 Lê Phụng Hiểu – 20 Tôn Đản; 67 Bà Triệu; 135 Phùng Hưng; 80 Nguyễn Du; 54 Nguyễn Du; 172 Bà Triệu; 36 – 38 Tăng Bạt Hổ; 28D Điện Biên Phủ; 83 Quán Thánh; 97 Quán Thánh; 12 – 14 Phan Đình Phùng; 36 Ngô Quyền; 55D Hàng Bài.

Các công trình kiến trúc ưu tiên kiểm định, gồm: Báo Hà Nội mới, số 44 Lê Thái Tổ; Tháp nước Hàng Đậu; Trụ sở Công an thành phố, 87 – 89 Trần Hưng Đạo; Cột cờ Hà Nội, số 28B Điện Biên Phủ; Trường PTTH Phan Đình Phùng, 30 Phan Đình Phùng; Trường THPT Chu Văn An, số 10 Thuỵ Khuê; Trường THPT Trần Phú, số 8 Hai Bà Trưng; Trường THPT Việt Đức, số 47 Lý Thường Kiệt.

Các biệt thự này được đánh giá xếp nhóm 1, nhóm 2 thuộc sở hữu nhà nước nằm trong danh mục biệt thự không được bán, hiện nhà nước quản lý, sử dụng; các biệt thự, công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc; biệt thự, công trình kiến trúc khác đang sử dụng làm trụ sở, các đại sứ quán; biệt thự, công trình kiến trúc khác xuống cấp, chưa được cải tạo, sửa chữa.

Theo kế hoạch, việc kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc phải thực hiện xong trước 30-9-2023.

Đối với 1.192 biệt thự còn lại sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá sơ bộ bằng phương pháp trực quan và chuyên gia, đưa ra đánh giá dựa trên các dấu hiệu bên ngoài của các kết cấu và phải hoàn thành xong trước ngày 30-6-2024.

Thái Huy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về Nam Định ghé thăm Vương cung thánh đường Phú Nhai

0
(SGTT) - Vương cung thánh đường Phú Nhai tọa lạc tại huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những nhà thờ...

Vẻ cổ kính của di tích tháp chuông nhà thờ Tam...

0
(SGTT) – Nằm tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, di tích tháp chuông nhà thờ Tam Tòa là điểm đến được nhiều...

Tìm về nhà thờ lớn bậc nhất Việt Nam nằm gần...

0
(SGTT) - Nằm gần vùng đầm lầy Vân Long thuộc xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nhà thờ Giáo xứ Lãng...

Nhà thờ có kiến trúc nhà rông độc đáo ở Pleiku

0
(SGTT) – Nhà thờ Pleichuet tọa lạc trên đường Trương Định, thành phố Pleiku, được xây dựng từ năm 2005. Khác với nhiều nhà...

Đồng bào Ba Na ‘thay áo mới’ cho nhà rông Kon...

0
(SGTT) - Trăm người như một, tay thoăn thoắt làm việc, tiếng cười giòn giã vang khắp không gian cao rộng. "Trái tim" của...

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ họ Dương trăm năm...

0
(SGTT) - Với tuổi đời hơn trăm năm và lối thiết kế hòa quyện giữa văn hóa Đông – Tây, nhà cổ Bình Thủy...

Kết nối