Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024

Giáo dục và niềm tin

Ngày 9-9 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã quyết định bắt đầu từ năm 2015 sẽ tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, kết quả kỳ thi này dùng để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đại học và cao đẳng. Ngoài ra, bộ cũng cho phép các trường tự chủ trong việc đề xuất các khối thi phù hợp với yêu cầu tuyển sinh đối với ngành đào tạo.

Tuy nhiên, đến ngày 19-9, bộ lại có công văn yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xác định tổ hợp các môn thi để lấy kết quả xét tuyển tương ứng với khối thi đã thực hiện như những năm qua. Sự thay đổi này khiến dư luận khó hiểu là tại sao chỉ trong vòng 10 ngày, cơ quan đứng đầu nền giáo dục cả nước lại thay đổi quyết định mà mình mới ký trước đó? Phải chăng quyết định đó đưa ra chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, chưa lường hết những tác động lên thí sinh và các trường đại học, cao đẳng xét tuyển? Và liệu sau quyết định trên sẽ còn những thay đổi nào khác?

Còn nhớ hồi giữa tháng 4, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tuyên bố dự toán kinh phí của đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 khoảng 34.000 tỉ đồng. Đây là con số quá lớn khiến dư luận không đồng tình và chỉ trích. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã phải xin lỗi và giải thích rằng “đây là một sai sót rất đáng tiếc”.

Đó là câu chuyện giáo dục ở cấp bộ. Còn ở cấp sở thì Sở GD&ĐT của TPHCM tuyên bố sẽ thực hiện một chương trình đào tạo ngoại ngữ có liên kết với Bộ Giáo dục Anh vào ngày 23-6. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Anh đã bác bỏ, cho biết không hề có việc liên kết này. Đúng sai chưa biết thế nào bởi cho đến nay chẳng thấy ai lên tiếng chịu nhận sai sót hoặc xin lỗi dư luận dù đến tháng 7 UBND TPHCM đã yêu cầu ngừng chương trình đào tạo này lại. Cũng trong tháng 8, Sở GD&ĐT TPHCM lại gây sốc với đề án sách giáo khoa điện tử có tổng kinh phí đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng nhằm giảm gánh nặng khối lượng vật lý sách vở trên vai học sinh tiểu học. Tuy nhiên, điều này lại chuyển thành gánh nặng vật chất và tinh thần lên vai các bậc phụ huynh.

Như vậy, chỉ trong vài tháng, ngành giáo dục đã có những chính sách thay đổi đến chóng mặt. Tuy nhiên, sự thay đổi khiến nhiều người dân mất lòng tin vào ngành giáo dục lại là bởi cách làm bất nhất và chưa hết trách nhiệm của những người đứng đầu ngành. Thay đổi là tốt nhưng thiết nghĩ trước khi đưa ra sự thay đổi ngành giáo dục cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng, sát sườn với thực tế để làm sao cải tổ đó đi đôi với sự tiến bộ của ngành. Nếu cải tổ chỉ là “bình mới rượu cũ” thì liệu người dân có nên đặt niềm tin vào ngành giáo dục nữa hay không?

Tâm Đức (TPHCM)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đạt giải thưởng ‘Bình...

0
(SGTT) - Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (MITC) vừa đạt giải Nhất ở hạng mục "Bình đẳng giới tại nơi làm việc"...

Thêm quy chế kiểm soát chất lượng các kỳ thi thi...

0
(SGTT) - Để ngăn chặn tình trạng thi thay, thi hộ, thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy...

Ngành giáo dục rà soát điều kiện, cấp bằng cho liên...

0
(SGTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định về điều kiện, trình tự,...

Khó tìm việc sau tốt nghiệp, điểm yếu của sinh viên...

0
(SGTT) – Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến sinh viên ra trường khó tìm được việc làm như thiếu kỹ năng...

TPHCM: miễn, giảm học phí, điều chỉnh một số khoản thu...

0
(SGTT) - Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024-2025. Học sinh Trung học Cơ sở được miễn...

205 bác sĩ đầu tiên tốt nghiệp Trường đại học Nam...

0
(SGTT) - Trường đại học Nam Cần Thơ (DNC) đã trao bằng tốt nghiệp cho 205 tân bác sĩ y khoa đầu tiên, niên...

Kết nối