Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

Giá thuốc có thể giảm 17% nhờ đấu thầu thuốc tập trung

Bộ Y tế đã công bố kết quả ba gói đấu thầu thuốc tập trung quốc gia giai đoạn 2022-2023. Theo đó, tổng giá trị trúng thầu tập trung giảm 1.337 tỉ đồng so với giá đề xuất. Với kết quả này, giá thuốc có thể giảm cỡ 17%.

Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia thuộc Bộ Y tế đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022-2023.

Theo đó, theo kế hoạch, tổng giá trị của các danh mục có đề xuất trúng thầu là 7.630 tỉ đồng, tổng giá trị trúng thầu là 6.292 tỉ đồng, tỷ lệ giảm giá là 21,25%, tương đương với 1.337 tỉ đồng.

Cụ thể, gói thầu số 1 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Bắc chọn được 27 nhà thầu và 84 danh mục có đề xuất trúng thầu; tỷ lệ giảm giá sau đấu thầu là hơn 17%, khoảng 425 tỉ đồng.

Gói thầu số 2 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên lựa chọn được 27 nhà thầu và 84 danh mục có đề xuất trúng thầu; tỷ lệ giảm giá 16,5%, cỡ 258 tỉ đồng.

Gói thầu số 3 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Nam lựa chọn được 24 nhà thầu và 86 danh mục có đề xuất trúng thầu; tỷ lệ giảm giá hơn 18%, cỡ 654 tỉ đồng.

Theo Trung tâm Mua sắm Tập trung Thuốc quốc gia, thời gian thực hiện thỏa thuận khung sẽ kể từ ngày ký đến hết ngày 31-8-2024. Thời gian thực hiện hợp đồng giữa các cơ sở y tế và nhà thầu tính từ ngày 1-9 đến hết 31-8-2024.

Khu vực bệnh nhân chờ lấy thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức. Ảnh: M.T.

Như vậy, giá trúng thầu đợt đấu thầu tập trung này thấp hơn giá kế hoạch đến hơn 21%. Việc chốt giá ở mức thấp đã tiết kiệm hơn 1.000 tỉ đồng. Theo Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia, kết quả đấu thầu lần này góp phần giảm tình trạng thiếu thuốc tại các địa phương, đặc biệt có ý nghĩa đối với các thuốc có nhu cầu sử dụng lớn như thuốc kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch và thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Trong thời gian vừa qua, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế đang diễn ra tại nhiều bệnh viện khắp cả nước làm ảnh hưởng lớn đến công tác khám, chữa bệnh, cũng như quyền lợi của người bệnh. Nhiều người bệnh phải bỏ tiền túi mua thuốc vì thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế hết hoặc có người phải chuyển sang bệnh viện tư để điều trị, phẫu thuật.

Điển hình là tình trạng thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết ở một số bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TPHCM. Theo BS.CK2. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), trong thời gian vừa qua, đơn vị này đã hết dung dịch Dextran 40.000 nên các bác sĩ đã thay thế bằng dung dịch HES 130.000 để điều trị các trường hợp sốc sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, việc thay thế bằng dung dịch này không đem lại kết quả điều trị cao với những bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng, thêm vào đó loại dung dịch này lại không nằm trong danh mục được cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chấp thuận thanh toán nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của bệnh nhân.

Minh Thảo 

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM thiếu thuốc, vật tư y tế do ‘đứt gãy’ nguồn...

0
(SGTT) - Mặc dù vấn đề cung ứng thuốc, vật tư y tế cơ bản đảm bảo hoạt động cho các bệnh viện trên...

TPHCM: Nhiều nhân viên y tế cơ sở chưa nhận tiền...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, khi triển khai thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 của...

Nhiều bệnh viện TPHCM thiếu thuốc hiếm, người bệnh mua thuốc...

0
Ngoài thuốc giải độc Botulinum, nhiều bệnh viện tại TPHCM cũng đang thiếu một số loại thuốc hiếm trong thời gian dài vì không...

Sau khi được gỡ vướng, các bệnh viện vẫn vừa mừng...

0
Hơn một tháng, sau khi Nghị quyết 30 và Nghị định 07 sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết...

Y tế cơ sở còn hạn chế, TPHCM kiến nghị bác...

0
Theo Bộ Y tế, hiện hệ thống y tế cơ sở của nước ta đang phải đối mặt nhiều thách thức như biến động...

Gia hạn đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực

0
Quốc hội đồng ý gia hạn đăng ký lưu hành một số loại thuốc, nguyên liệu hết hiệu lực đến hết năm 2024. Theo...

Kết nối