Thứ hai, Tháng tư 14, 2025

Gần 600 loại sữa bị làm giả với số lượng lớn, thu lợi gần 500 tỉ đồng

A.I
(SGTT) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện. Theo đó, trong bốn năm, các đối tượng đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai bán ra thị trường, thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.
Hàng thùng sữa bột giả các loại được chất trong các kho xưởng sản xuất chuẩn bị đưa ra thị trường. Ảnh: Cand

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, TTXVN đưa tin.

Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây nói trên cùng sáu bị can khác về tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”

Kết quả điều tra bước đầu của cơ quan công an xác định, từ tháng 8-2021, nắm bắt được nhu cầu gia tăng của các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (gọi chung là sữa bột) tại thị trường trong nước, nhóm đối tượng do Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu thành lập doanh nghiệp Công ty Rance Pharma địa chỉ tại một khu nhà ở Him Lam (Hà Nội) và Công ty Hacofood Group, địa chỉ tại Khu đô thị mới Phú Lương, quận Hà Đông (Hà Nội) để trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.

Đến nay, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai với các thành phần công bố trên sản phẩm như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này.

Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Ngoài hai công ty nói trên được lập để tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa bột giả, các đối tượng còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều đối tượng khác thành lập ra chín công ty với mục đích để đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm (nhãn thương hiệu sản phẩm) và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của Công ty Hacofood và Công ty Rance Pharma.

Trong khoảng bốn năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng. Qua điều tra, toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood đều do Mạnh Cường và Mạnh Hà điều hành, trong đó có nhiều dấu hiệu vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án đang được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ để xử nghiêm trước pháp luật.

Hoài Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bác sĩ cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi...

0
(SGTT) - Việc sử dụng sữa giả, không đạt chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và...

Đề nghị phạt hơn 224 triệu đồng với công ty sản...

0
(SGTT) - Sở Y tế Đắk Lắk đề nghị phạt Công ty Cổ phần Asia Life hơn 224 triệu đồng vì 4 vi phạm...

Kẹo rau củ Kera là hàng giả, cơ quan chức năng...

0
(SGTT) - Cơ quan công an xác định sản phẩm thực phẩm bổ sung kera SuperGreens Gummies (kẹo Kera) là hàng giả và đã...

Phát hiện nhiều hàng giả tại chợ Bến Thành

0
(SGTT) - Tại chợ Bến Thành, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện nhiều hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu...

Xử phạt hàng tỉ đồng đối với hàng giả, hàng nhái

0
(SGTT) - Liên quan đến hàng giả, hàng nhái, vừa qua, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã tạm giữ gần 8.000 sản phẩm...

Phát hiện 45 tấn bột ngọt bị cấm lưu thông tại...

0
(SGTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tại TPHCM đã kiểm tra và phát hiện số lượng lớn bột ngọt bị cấm lưu...

Kết nối