Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

Gameshow nội ngoại sôi nổi hút khán giả qua sóng truyền hình

(SGTT) - Bên cạnh việc phát sóng trên các nền tảng trực tuyến, các chương trình truyền hình thực tế, gameshow phiên bản mới ngày càng thâm nhập sâu vào thế giới truyền hình trong những khung giờ vàng. Đại diện các nhà sản xuất cho rằng để người xem không rời bỏ kênh truyền hình truyền thống, đội ngũ không chỉ tìm kiếm nội dung mới lạ mà ngày càng “số hóa” chạm đến đông đảo khán giả.

Nhu cầu ngày càng đa dạng và đa chiều

Ông Nguyễn Minh, đại diện nhà sản xuất các chương trình thực tế “Khi Vợ Vắng Nhà” 20 tập phát sóng trên HTV7, gameshow “Bộ Ba Ăn Ý” 16 tập (mùa thứ 2) phát sóng trên HTV7 và chương trình “Quyền Năng Phái Đẹp” lên sóng hàng tuần (mùa thứ 7) trên sóng THVL1, cho rằng các chương trình truyền hình nói chung và gameshow nói riêng để thu hút khán giả cần phải “giải quyết một nhu cầu giải trí nào đó của người xem” ví dụ như ca hát hay, du lịch qua màn ảnh thú vị, nấu ăn hấp dẫn, hẹn hò vui nhộn… Nói cách khác, các chương trình ngoài yếu tố giải trí cao còn phải có nội dung chuyên biệt và đặc sắc.

Hậu trường chương trình thực tế Khi Vợ Vắng Nhà. Ảnh: BTC

Với số lượng chương trình đã ra mắt, ông đánh giá chương trình “Quyền Năng Phái Đẹp” (phát sóng trên THVL1) sản xuất 3 tập đặc biệt mừng Tết, phát vào ngày 23, giao thừa và mùng 7 Tết dù nội dung cũng nói về câu chuyện gia đình, con cái, cách ứng xử trong ngày tết nhưng với góc nhìn trẻ trung và hiện đại hơn các năm trước. Áp lực của các chương trình phát sóng dài hơi đã qua 7 năm là làm sao mỗi năm, ekip sản xuất phải thấy mới và thú vị về nội dung, trước khi bắt tay vào xây dựng chương trình để gửi tới khán giả.

Khán giả nếu còn xem truyền hình truyền thống “gu” sẽ không thay đổi nhiều. Thế nhưng, với khán giả thiên hướng xem các nội dung truyền hình phát lại trên các thiết bị, nền tảng khác thì rõ ràng cách lựa chọn của họ đã thay đổi rất nhanh chỉ qua vài đoạn giới thiệu ngắn, cú lướt chuột. Cơ hội tiếp xúc với nhiều hình thức giải trí trong nước và quốc tế cho người xem sự đánh giá kén chọn, khó tính, biết phân tích và so sánh hơn… “Họ thường có xu hướng xem các chương trình mới lạ hoàn toàn, ít trùng lặp, đề cao cảm xúc chân thật, xem trọng thời gian của mình bỏ ra và chọn xem nội dung gì xứng đáng với nhu cầu giải trí lúc đó”, ông Nguyễn Minh nói.

Format đa dạng, nhưng nhà sản xuất vẫn gặp khó

Tại liên hoan phim quốc tế Busan năm 2023 (BIFF), chương trình Let’s Feast Vietnam – Hành trình kỳ thú do BHD sản xuất với sự đồng hành của Cục hợp tác quốc tế – Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Meta, cùng với Physical:100 do Netflix sản xuất đã chiến thắng tại hạng mục Best Reality & Variety (Chương trình thực tế và Tạp kỹ xuất sắc nhất).

Mới đây, chương trình “Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng 2023” phiên bản Việt Nam đã phát sóng được vài tập sau khi Chi Pu nhận được sự chú ý của công chúng khi tham gia chương trình “Đạp Gió 2023” (Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng mùa 4) ở Trung Quốc. Các nhà đầu tư VTVCab, YeaH1 Group cùng STV Production quyết định Việt hóa chương trình này. Theo nhà sản xuất, show truyền hình thực tế này dự kiến có 15 tập lên sóng vào khung giờ vàng trên kênh VTV3 và YouTube Yeah1 Show.

Nhiều ông bố tham gia show đã đưa con đi trải nghiệm cuộc sống bên ngoài. Ảnh: BTC

Hay chương trình truyền hình về cơ hội việc làm thực tế “Cơ Hội Cho Ai” có bản quyền của Việt Nam đã đi qua 4 mùa liên tiếp và tiếp tục trụ vững trong khung giờ vàng. Ông Nguyễn Trung Hiếu, hay còn được gọi là “Sếp Hiếu”, nhà tài trợ cũng là thành viên khách mời chia sẻ chương trình có format đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực tuyển dụng và “Cơ Hội Cho Ai” đã công bố bản quyền quốc tế trong năm nay. “Đây là một tín hiệu rất tích cực để thấy rằng với sự sáng tạo, chúng ta có thể thêm nhiều chương trình truyền hình mới “Made in Việt Nam” được phát sóng rộng rãi”, ông nói.

Chương trình Cơ Hội Cho Ai mùa 4. Ảnh: BTC

Ở thời đại công nghệ, truyền hình vẫn quen thuộc với đại đa số gia đình Việt trong những khung giờ “ăn khách”, sự xuất hiện các kênh kỹ thuật số, các ứng dụng OTT giúp chương trình có thể tiếp cận tới nhanh hơn, nhiều hơn và đúng hơn các đối tượng khán giả. Điều này đặt ra thách thức với nhà sản xuất phải phân bố nội dung ở đa dạng kênh phát sóng và “trẻ hóa” hình thức chương trình. Còn đội ngũ kỹ thuật liên tiếp cải tiến, nâng cấp phiên bản phát sóng, làm mới hình ảnh.

Song, thách thức lớn nhất vẫn là kinh phí đầu tư cho sản xuất. Do quảng cáo truyền hình sụt giảm nên chi phí tổ chức cũng phải ở mức hợp lý mới có thể thu hồi vốn và tái đầu tư. Hiện nay, ngoài các chương trình mua format nước ngoài đình đám, phát trên đa nền tảng như truyền hình và các kênh Digital có mức đầu tư tốt, còn các chương trình nhỏ lẻ, phát tại địa phương vẫn còn co kéo, eo hẹp… Chính vì thế, chất lượng nhiều chương trình cũng có phần sụt giảm, đại diện đơn vị sản xuất khác cho hay.

Ông Trần Đình Phương, Giám đốc sản xuất Công ty Truyền Thông Bee (Bee Comm) chỉ ra đối với các game show thuần Việt, khó khăn khác là việc đầu tư phát triển format vừa mang tính xu hướng, vừa đảm bảo các yếu tố gần gũi, tính thực tế, cảm xúc phù hợp với khán giả nội địa. Hiện nay, thị trường format gameshow bão hòa cả trong và ngoài nước. Các chương trình “Made in Việt Nam” vẫn chiếm tỉ lệ lớn đã bắt đầu thay đổi cách thức sản xuất, lắng nghe khán giả trên mạng xã hội để bắt kịp xu hướng chung.

“Ở Bee Comm mỗi năm đều tìm kiếm các format quốc tế được quan tâm để phục vụ thị hiếu khán giả Việt. Chúng tôi liên tục gặp gỡ các đơn vị phát triển format ngước ngoài, tham gia hội chợ truyền hình quốc tế… để gia tăng cơ hội săn lùng format độc lạ”, ông Đình Phương nhấn mạnh.

Hoàng An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà hát kịch Idecaf đầu tư lớn với dự án chính...

0
(SGTT) – Nhà hát Idecaf sắp ra mắt tác phẩm chính kịch mang tên Dưới Bóng Giai Nhân, cảm tác từ kiệt tác Truyện...

Khách đến bảo tàng, sân khấu tăng mạnh dịp Hè 2024

0
(SGTT) – Tại nhiều điểm tham quan, vui chơi bán vé như bảo tàng, sân khấu, nhà hát… mùa hè năm nay ghi nhận...

Sân khấu VIFW 2024 gây ấn tượng mạnh bởi màn trình...

0
Đêm trình diễn thứ 3 của Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam 2024 (VIFW) đã gây ấn tượng mạnh với khán giả...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

Đưa chất điện ảnh vào phim video thu phí, mở ra...

0
(SGTT) - Phim truyện sản xuất theo loạt (series) với chất lượng cao trình chiếu trên các nền tảng VOD (Video On Demand) đang...

Chạm ngõ ngành công nghiệp thiết kế toàn cầu

0
(SGTT) - Vừa qua, giải thưởng Thiết kế Việt Nam VMARK lần thứ 4 diễn ra đã tạo sân chơi giao lưu, vinh danh...

Kết nối