Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Dùng người mẫu ảo để quảng bá thời trang 

Mỹ Huyền -

Từ sức sáng tạo vô hạn của con người trong ngành công nghiệp thời trang, những người mẫu ảo đã được tạo ra từ các phần mềm vi tính, gây chú ý trên mạng xã hội và dường như đã đi vào cuộc sống.

Vẻ đẹp nhân tạo

Tại buổi trình diễn thời trang cho mùa thu 2018, hãng thời trang Prada đã tạo ấn tượng bằng cách đưa hiện tượng người mẫu ảo trên Instagram, Lil Miquela, cùng với màn trình diễn người mẫu với nhiều màu da để gửi đi thông điệp rằng sự đa dạng trên sàn catwalk không phải là một xu hướng mà là tiêu chuẩn mới.

Ngày nay, vẻ đẹp trên các ảnh chụp được hỗ trợ bởi các chương trình đồ họa nên khó phân biệt thật giả. Chẳng hạn, Instagram đầy rẫy những bức ảnh đã được chỉnh sửa theo kiểu hoàn hảo và nhiều người đã chọn vẻ đẹp không thực tế đó làm tiêu chuẩn cho mình. Không khó để tìm những khuôn mặt hoàn hảo giống nhau trên các tài khoản mạng xã hội, từ cách trang điểm cũng như tạo dáng. Nắm bắt được mong muốn của trào lưu vươn tới vẻ đẹp siêu thực, một số người mẫu ảo đã ra đời khởi đầu tại Instagram, sân chơi của những tấm ảnh chỉnh sửa.

Người mẫu ảo quảng cáo cho một nhãn hiệu thời trang.

Shudu là một người mẫu ảo có tiếng trên Instagram với làn da đen sáng bóng không tì vết, có hơn 39.000 tài khoản theo dõi. Vẻ đẹp này nổi bật và hoàn hảo đến khó tin, theo nhiều đánh giá. Vì Shudu là 100% sản phẩm hình ảo tạo bởi phần mềm máy tính (CGI). “Cha đẻ” của Shudu, Cameron James Wilson, đã dùng một chương trình người mẫu 3D để tạo ra Shudu, một trong những người mẫu ảo đầu tiên trên Instagram, như một cách khám phá nội lực sáng tạo của mình. Theo Wilson, vẻ đẹp của Shudu lấy cảm hứng từ búp bê Barbie, được gọi là công chúa của Nam Phi. Hình ảnh của Shudu được dùng để quảng cáo từ quần áo đến các sản phẩm làm đẹp. Các hãng thời trang và mỹ phẩm tên tuổi như Fendy rất ưa chuộng dùng Shudu để giới thiệu sản phẩm mới.

Wilson là một nhiếp ảnh gia hoạt động tại London, chia sẻ với tạp chí thời trang Harper’s Bazaar rằng “Shudu không phải là một người mẫu thật, nhưng vẻ đẹp của cô ấy đại diện cho rất nhiều người mẫu thật ngày nay. Đã từng có phong trào lớn với các người mẫu da đen trong ngành thời trang, và Shudu được lấy cảm hứng từ những người mẫu này và đại diện cho họ”. Sự xuất hiện của Shudu đã thu hút nhiều lời khen ngợi và thắc mắc về sự hiện diện của người mẫu này cho đến khi biết được đây chỉ là người mẫu ảo.

Không chỉ Shudu, một người mẫu ảo khác cũng khá nổi tiếng trên Instagram là Lil Miquela,. Tài khoản Instagram này có hơn 560.000 người theo dõi chỉ vì những tấm ảnh Lil tạo dáng với các sản phẩm thời trang. Được tạo ra từ hình tượng cô ca sĩ 19 tuổi, Lil đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng Instagram bằng các tấm ảnh tạo dáng cho các hãng thời trang. Người tạo ra Lil Miquela vẫn chưa lộ diện nhưng đã lôi kéo được sự chú ý từ các ông lớn trong làng thời trang như Chanel và Prada. Lil còn được nghệ sỹ trang điểm có tiếng Pat McGrath phong tặng là nàng thơ của mình.

Người mẫu ảo Lil Miquela.

Ủng hộ và phản đối

Tuy nhiên, đã có một làn sóng công kích vẻ đẹp ảo này vì được cho là đang cổ suý giá trị ảo. Ngoài ra, người tạo ra Shudu còn bị chỉ trích như một người phân biệt chủng tộc trong làng thời trang bằng cách lấy đi việc làm của các người mẫu da màu khi sáng tạo một hình mẫu da màu hoàn hảo. Đây cũng là tâm điểm của các chỉ trích với nguyên nhân phân biệt giới tính.

Vì lẽ đó, theo báo giới, Wilson tỏ ra do dự khi bình luận về sự tồn tại của Shudu. Anh chỉ nói lấp lửng rằng một nửa niềm vui của việc tạo ra nghệ thuật trong cuộc sống này là làm cho người xem cân nhắc lại định nghĩa của họ về thực tế. “Tác phẩm tạo ra không phải để lừa ai, mà chỉ để truyền cảm hứng về vẻ đẹp và sự sáng tạo. Đó không phải là cố gắng để thay thế bất cứ ai, Shudu thực ra đang làm nhiệm vụ ca ngợi vẻ đẹp của những người mẫu nữ da màu”, anh nói.

Sự ảnh hưởng của vẻ đẹp hoàn hảo không thật của người mẫu ảo đã làm hoài nghi một số người. Thắc mắc của họ là vẻ đẹp của con người là hình mẫu cho các sản phẩm nhân tạo hay ngược lại? Nếu tương lai của ngành công nghệ làm đẹp phụ thuộc vào tiêu chuẩn vẻ đẹp của các người mẫu ảo thì thật đáng sợ, tờ Fashionita bình luận. Nói chung, việc tạo ra người mẫu ảo cuối cùng chỉ để kéo thêm người theo dõi trên mạng xã hội và dĩ nhiên để bán hàng. Nhưng với sự hưởng ứng mạnh mẽ của những người yêu vẻ đẹp nhân tạo thì có thể dự đoán xu hướng người mẫu ảo sẽ ngày càng phát triển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hiểu hơn phương pháp ‘giải cấu trúc’ thực phẩm

0
(SGTT) - Trong ẩm thực nói chung hay ẩm thực phân tử nói riêng, deconstructed cuisine là khái niệm xuất phát từ phong cách...

Đầu tư thêm 3.760 tỉ đồng cho cao tốc Bảo Lộc...

0
(SGTT) - Hôm nay (21-11), tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa X, các đại biểu đã biểu...

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều...

0
(SGTT) - Theo dự báo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành...

Những ‘quy tắc vàng’ giúp tránh bị lừa đảo qua mạng

0
(SGTT) - Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên không gian mạng trở nên phổ biến hơn với nhiều thủ đoạn, hành vi xấu. ...

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Khám phá ba ‘Làng du lịch tốt nhất thế giới’ tại...

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế (Quảng Nam), làng Tân Hóa (Quảng Bình), làng Thái Hải (Thái Nguyên) là ba ngôi làng tại Việt...

Kết nối