Thứ năm, Tháng mười một 28, 2024

Du lịch Quảng Nam tính kế sống chung với Covid-19 trong 5 năm tới

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 50%, ở tại 1.000 cơ sở lưu trú với 22.000 phòng.
Cảnh đẹp Hội An mùa lúa sắp trổ bông. Quảng Nam đang đi tìm những thước phim hay, hình ảnh đẹp về Quảng Nam qua cuộc thi Vlog Xứ Quảng. Ảnh: Nhân Tâm

Đây là một trong những nội dung trong Nghị quyết phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà UBND tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương trình Tỉnh ủy thông qua Nghị quyết phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đến năm 2025, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 26.000 tỉ đồng và lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 23.000 người; trong đó, có khoảng 75% lao động qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ.

Trong khi đó, đến năm 2030, những con số này lần lượt là 18 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế chiếm 55%; thu nhập xã hội từ du lịch đạt 45.000 tỉ đồng; lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 40.000 người và tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 1.200 cơ sở với 29.000 phòng.

Để đạt được những con số này trong bối cảnh dự báo đến năm 2023 ngành du lịch toàn cầu mới phục hồi bằng với mức năm 2019, tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhưng quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch trong 5 năm tới.

Trong đó, địa phương miền Trung này hướng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, du lịch xanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh, phù hợp với xu hướng phát triển của phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch thế giới; gắn phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người và quê hương Quảng Nam, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Quảng Nam sẽ phát triển du lịch kết hợp phía Bắc, phía Nam, phía Tây của tỉnh, liên kết phát triển du lịch với Đà Nẵng, khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận nhằm hình thành các tuyến/tour vòng tròn du lịch trong tỉnh và tỉnh Quảng Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng liên kết như: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi… và Tây Nguyên.

Tỉnh Quảng Nam sẽ xúc tiến kêu gọi đầu tư vào những khu vực này để phát triển các loại hình du lịch phù hợp, bền vững.

Sân golf trong khu phức hợp Hoiana, tại khu vực Nam Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngành du lịch đang muốn thu hút khách quốc tế đến Việt Nam nghỉ dưỡng và chơi golf trong nhiều ngày và Quảng Nam có thể là lựa chọn đầu tiên. Ảnh: Nhân Tâm

Trong đó, tại phía Bắc, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung đầu tư phát triển Hội An thành đô thị du lịch tiêu biểu của cả nước; Cù Lao Chàm trở thành khu du lịch quốc gia; Mỹ Sơn thành điểm du lịch quốc gia. Hoàn thành khai thông, nạo vét sông Cổ Cò phục vụ phát triển tuyến du lịch Hội An - Đà Nẵng; thu hút đầu tư phát triển núi Bằng Am trở thành khu du lịch mới.

Một số khu du lịch lớn sẽ hình thành tại khu vực phía Nam. Cụ thể, tại vùng Đông Nam Thăng Bình, vùng Đông Tam Kỳ và huyện Núi Thành. Đây cũng là không gian ưu tiên tập trung thu hút đầu tư phát triển du lịch nhằm giảm tải cho khu vực di sản với định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, thủ công truyền thống gắn với du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa cách mạng, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch công vụ MICE; thu hút phát triển dịch vụ cao cấp hướng vào thị trường khách có nhu cầu trải nghiệm di sản văn hóa, thiên nhiên và nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu cao với việc hình thành những trọng điểm du lịch mới ở dải ven biển phía Nam gồm các khu du lịch, vui chơi giải trí, thể thao đẳng cấp, độc đáo và khác biệt, bổ sung cho các sản phẩm di sản nhằm thu hút du khách quốc tế; tập trung thu hút đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm, mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại; thu hút đầu tư vào Cảng hàng không Chu Lai, các cảng biển tại Núi Thành.

Một góc phố cổ Hội An, Quảng Nam

Bên cạnh đó, nghiên cứu thu hút thị trường khách quốc tế thông qua loại hình du lịch tàu biển và Cảng hàng không Chu Lai; hình thành tuyến du lịch đường sông, đường biển kết nối các đảo Cù Lao Chàm, Tam Hải và các điểm du lịch ven biển, kết nối phát triển và mở rộng tour đến Lý Sơn (Quảng Ngãi) thông qua hệ thống cảng biển, bến sông.

Phía Tây là được tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị đặc trưng của các làng nghề truyền thống, khu bảo tồn thiên nhiên, lòng hồ thủy điện và rừng phòng hộ để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng nhằm giảm tải cho khu vực di sản, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh và cân bằng phát triển du lịch giữa các vùng trong tỉnh…

Nhân Tâm

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Saigontourist và Genesis Group ký kết hợp tác thúc đẩy du...

0
(SGTT) - Ngày 23-11, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) và Tập đoàn Genesis Group đã ký...

Hàng chục ngàn khách quốc tế đến Việt Nam bằng tàu...

0
(SGTT) - Sáng nay (9-11), tại cảng Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu), Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã đón hơn 2.800...

Bức tranh du lịch Việt Nam 10 tháng năm 2024

0
(SGTT) - Việt Nam ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch trong 10 tháng qua. So với cùng kỳ năm...

Tàu du lịch biển đưa hơn 5.800 du khách quốc tế...

0
(SGTT) - Trong ba ngày (từ ngày 25 đến 27-10), Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đón hơn 5.800 du khách quốc tế...

Tour du lịch thích ứng thời tiết: Không nên chỉ là...

1
(SGTT) – Theo nhận định từ một số chuyên gia du lịch và đơn vị lữ hành, sản phẩm du lịch thích ứng với...

Tour du lịch thích ứng thời tiết tại miền Trung

2
(SGTT) - Tình hình mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành du lịch. Tuy nhiên,...

Kết nối