Thứ bảy, Tháng hai 8, 2025

Du lịch, làm “chuồng” sớm để không mất “bò”

TƯỜNG VI -

Tình trạng cướp giật diễn ra tại TPHCM trong đó có nạn nhân là những người nước ngoài ít nhiều đã làm cho ngành du lịch mất điểm trong mắt du khách quốc tế, dù rằng thành phố đang quyết liệt trấn áp tội phạm.

du-khach-nuoc-ngoai_Uyen-VienDu khách nước ngoài tại TPHCM. Ảnh: Uyên Viễn

Ông Joe Miller, người Mỹ, đến TPHCM du lịch trong một tuần vào đầu năm nay, nhớ lại: “Tôi và bạn của mình đi bộ ở khu phố Tây (quận 1) thì chúng tôi được một người dân nhắc nhở phải chú ý đến chiếc máy tính bảng của mình khi tôi giơ máy lên chụp cảnh đường phố. Trước lúc lên đường đến TPHCM, tôi có tìm thông tin trên các diễn đàn du lịch và đọc được những cảnh báo tương tự”.

Có lẽ ông Miller may mắn hơn chị Alaa Mohammad Abdu Ali Aldoh, một nạn nhân bị cướp tài sản khi đang đi trên đường Lương Hữu Khánh (quận 1) vào chiều ngày 11-3 vừa qua. Báo chí trong nước tường thuật lại, do không biết đường, du khách người Ai Cập này vừa đi vừa chăm chú vào bản đồ thì bất ngờ bị hai thanh niên chạy xe máy ngang qua giật giỏ xách rồi bỏ chạy. Chị đã rất hoảng sợ và khóc khi bị cướp.
Chị Ali Aldoh không phải là nạn nhân đầu tiên. Vấn nạn du khách bị cướp giật tài sản xảy ra trong thời gian gần đây hầu hết xảy ra tại khu vực trung tâm thành phố, nơi tập trung rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan. Khách mang theo túi xách, máy ảnh, điện thoại… trở thành “tâm điểm” của tội phạm cướp giật bởi chỉ cần chút sơ hở, lơ là sẽ tạo cơ hội cho bọn tội phạm ra tay.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch HĐTV Công ty Du lịch Lửa Việt, cho biết nếu nhắc nhở du khách cảnh giác nạn cướp giật thì khiến họ lo sợ, ám ảnh, sẽ mất vui, còn nếu không nhắc mà xảy ra chuyện thì du khách sẽ trách móc hướng dẫn viên.

Bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc tiếp thị và truyền thông của Fiditour, cũng nhìn nhận rằng việc cảnh báo với khách nước ngoài khi đến du lịch tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng có thể khiến du khách e ngại, cũng như thiếu ấn tượng tốt về du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, đồng quan điểm với ông Mỹ, bà Thu cho biết vì sự an toàn của du khách nên các công ty du lịch vẫn phải lưu ý điều này với họ. “Các hướng dẫn viên của chúng tôi thường xuyên thông báo cho du khách lưu ý những thủ đoạn cướp giật của tội phạm, hướng dẫn cho họ cách phòng ngừa, ứng phó, giữ gìn tài sản cá nhân khi đi trên đường, nhất là ở những điểm tham quan đông người”, bà Thu nói.

Theo những người làm du lịch, tình trạng cướp giật nhắm vào du khách nước ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh “điểm đến an toàn” của đất nước cũng như các hoạt động của ngành du lịch mặc cho những nỗ lực thu hút du khách quốc tế như miễn giảm visa, đưa ra nhiều loại hình du lịch mới hay quảng bá hình ảnh trong các phim Hollywood…

Đại diện một công ty du lịch tại TPHCM cho rằng cần phải tăng cường đội đặc nhiệm trấn áp tội phạm. “Hàng năm có hàng ngàn thanh niên làm nghĩa vụ trong ngành công an, thanh niên xung phong, trong số họ có nhiều người đủ năng lực chuyên môn lẫn trình độ ngoại ngữ. Do vậy, đây là lực lượng thích hợp phục vụ cho ngành du lịch để trở thành cảnh sát du lịch, đồng thời còn tạo được việc làm cho lực lượng phục viên. Nếu vấn đề là lương bổng thì tôi tin chắc rằng các doanh nghiệp du lịch sẽ cùng nhau đóng góp hỗ trợ cho họ”, ông nói.

Bà Thu của Fiditour cho hay, để tạo sự yên tâm, thoải mái, an toàn về tính mạng và tài sản cho du khách, TPHCM đã xây dựng lực lượng hỗ trợ du khách do thanh niên xung phong đảm nhận, tuy nhiên lực lượng này có vẻ như chưa đáp ứng được yêu cầu (về ngoại ngữ, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ an ninh) nên khi xảy ra sự cố chưa thể hỗ trợ tốt nhất cho du khách. Theo bà Thu, cần sớm tổ chức lực lượng cảnh sát du lịch với đầy đủ các trang thiết bị, đào tạo kỹ năng du lịch, nghiệp vụ để họ bảo vệ du khách. Trong thời gian lực lượng này chưa được thành lập, trước mắt cần có cơ chế phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành du lịch và công an để đảm bảo an toàn cho du khách.

Song, theo ông Mỹ của Lửa Việt thì nhiệm vụ giữ trật tự trị an là của công an. Có những vụ công an xử lý nhanh, chỉ cần vài giờ là tìm được đồ bị cướp cho du khách. Hiện nay, lực lượng công an được trang bị nhiều phương tiện hỗ trợ hiện đại để thuận tiện hơn trong việc truy bắt tội phạm.

Ông Mỹ cho rằng, sự việc của cô Ali Aldoh chính là hồi chuông cảnh báo để việc truy quét tội phạm được tiến hành tích cực hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trung Quốc sáng tạo thuật ngữ mới cho xe điện

0
(SGTT) - Các nhà sản xuất xe điện ở Trung Quốc đã từ bỏ thuật ngữ "EV" truyền thống và chuyển sang "EIV" (xe điện...

Lạ miệng món bánh canh khô ở quận 10

0
(SGTT) - Tại TPHCM, thực khách dễ dàng tìm thưởng thức bánh canh kiểu món nước truyền thống, nhưng để chế biến thành bánh...

Về làng Sình xem hội vật đầu xuân

0
(SGTT) - Mỗi năm, vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch, lễ hội vật truyền thống làng Sình diễn ra tại đình làng Lại...

Ghé thăm đền Trần – di tích quốc gia đặc biệt...

0
(SGTT) - Đền Trần là quần thể di tích gồm Khu lăng mộ và đền thờ các vua Trần, tọa lạc tại huyện Hưng...

Cầu Đại Ngãi 1 chậm tiến độ do vướng mắc kỹ...

0
(SGTT) - Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), công trình cầu Đại Ngãi 1 chậm tiến độ, phải lùi lịch hoàn thành 2...

Sắp diễn ra lễ hội Tết Nguyên tiêu 2025 tại TPHCM

0
(SGTT) - TPHCM sẽ tổ chức lễ hội Tết Nguyên tiêu từ ngày 10 đến 12-2, nhằm ngày 13 đến 15 tháng Giêng năm...

Kết nối