Thứ hai, Tháng tư 7, 2025

Du lịch giữa mùa dịch: Khám phá quần thể chùa lớn nhất Việt Nam

(SGTT) - Quần thể chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 70km. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích gần 5.000 héc ta, nằm trong khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

Quần thể chùa Tam Chúcvới tổng diện tích gần 5.000 héc ta

Ngôi chùa này có 1.200 bức tượng được tạc bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều hiện vật quý giá trên thế giới. Hiện nay nhiều hạng mục xung quanh chùa Tam Chúc vẫn còn đang xây dựng, dự kiến tổng thể khu du lịch tâm linh Tam Chúc sẽ được hoàn thành vào năm 2048.

Vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc có 32 cột Kinh, mỗi cột nặng chừng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa.

Khi leo lên núi Thất Linh, vượt qua 299 bậc thang, du khách sẽ được viếng Chùa Ngọc. Với độ cao này, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được hết sự tráng lệ khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

Đứng từ Chùa Ngọc, du khách có thể nhìn bao quát hết quần thể chùa Tam Chúc.

Vào các dịp lễ, tết nơi đây vô cùng đông đúc, nên nếu muốn thong dong và thư thả để tận hưởng được hết vẻ đẹp của chùa, du khách nên đi vào các ngày thường.

Ngôi chùa được xây dựng với thế “mặt hướng hồ lưng tựa núi”, cùng với cảnh phong cảnh thiên nhiên hữu tình đã giúp cho chùa Tam Chúc thêm sự bề thế và trang nghiêm. Mỗi một kiến trúc trong chùa đều lộng lẫy và ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Do đó, nếu đã đặt chân đến miền Bắc, du khách khó có thể bỏ qua điểm đến tâm linh này.

Ba pho tượng Phật Tam Thế được đặt tại chính điện.
Chùa Tam Chúc lúc chiều tà.

Azid Giàu


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khi nhạc cụ truyền thống dân gian ‘cất tiếng’ giữa phố...

0
(SGTT) - Vẫn là tiếng đàn tranh, đàn bầu, đàn t’rưng, trống, chiêng, khèn…, nhưng “Chào Show” – chương trình nghệ thuật ra mắt...

‘Hóa giải’ nguồn cung nhà ở xã hội không chỉ chờ...

0
(SGTT) - Để đạt được mục tiêu mới về nhà ở xã hội trong giai đoạn 2025-2030, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp bất...

Giải mã ‘đòn bẩy’ kinh tế tư nhân Việt Nam

0
(KTSG Online) - Khu vực tư nhân được coi trọng thì “mỗi chúng ta không mong đợi bữa ăn ngon của mình từ thiện...

Lễ diễu binh, diễu hành dịp 30-4 tại TPHCM có gì...

0
(SGTT) - Theo Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, Lễ diễu binh, diễu hành dịp 30-4 tại thành phố sẽ diễn ra lúc...

Bữa sáng bình dị với tô cháo bạch quả, giá 12.000...

0
(SGTT) - Chọn giá bán bình dân, quầy ăn núp hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 5 của hai cô người Hoa lúc nào cũng...

Cận cảnh ngôi chùa được làm từ vỏ ốc ở Cam Ranh

0
(SGTT) – Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Ốc hay chùa San Hô, được xây dựng từ năm 1968, nổi bật với kiến...

Kết nối