(SGTT) – Mì gói là món ăn phổ biến đối với nhiều thực khách, hay “góp mặt” trong thực đơn cơm trưa văn phòng. Hôm nay, sợi mì gói thân quen nấu cùng thập cẩm, thêm ít rau nhúng và nước chấm kèm.
- Trưa nay ăn gì: Salad thập cẩm, đủ đầy dư vị từ thịt đến rau củ
- Trưa nay ăn gì: Mới lạ món mực hấp cuốn bánh tráng
Về thành phần nguyên liệu món ăn, gồm có mì gói, thập cẩm, rau củ và gia vị nêm nếm. Sợi mì gói đa dạng, gồm mì trong nước và mì nhập khẩu. Mì trong nước có đặc điểm sợi nhỏ, mỏng và dễ khi nấu nhanh. Còn mì nhập khẩu như Indonesia, Hàn Quốc hay Nhật Bản sợi mì to, khi nấu cần thời gian lâu hơn mì sợi nhỏ.
Mì gói nấu theo kiểu nước có cách trụng mì khá quan trọng, vừa tiết kiệm thời gian vừa giảm bớt dầu chiên sẵn có trong mì. Đó là cho mì vào nồi nước sôi nấu khoảng một phút, vớt ra để ráo. Khi nào nấu cùng thập cẩm và rau củ tiếp tục cho vào.
Còn khái niệm quán có gì bán nấy chính là chỉ phần thực phẩm thập cẩm để nấu cùng món ăn, dựa trên nguồn hàng nhập vào. Thế nên, từ thập cẩm có thể hiểu là hỗn hợp của nhiều loại thịt hay rau củ. Một số ví dụ thường được quán ăn áp dụng như nhóm thịt heo, bò, gà; nhóm hải sản gồm tôm, mực, bạch tuộc, phi lê; nhóm rau củ như cà rốt, dưa leo, cà chua bi, giá đỗ, cải ngọt, cải thìa…
Khác với mì xào, mì gói nấu trải qua công đoạn trụng mì, cho thập cẩm và rau củ vào tô nấu chín. Nước lèo chỉ đơn giản là gói gia vị nêm nếm sẵn có của mì gói. Cầu kỳ hơn, các quán bán món nước như hủ tiếu, bánh canh có thể dùng nước lèo nấu từ xương heo, gà.
Không quá cầu kỳ nhưng mang hương vị mới lạ hơn mì gói xào, mì gói nấu thập cẩm hứa hẹn đem đến cho thực khách sự ngon miệng, nhanh gọn trong bữa trưa giữa tuần.
Theo monanviet, blogamthuc, shopeefood