Thứ bảy, Tháng hai 15, 2025

Đọc sách số khó tập trung vì quá tải

KIM AN -

Chúng ta đang thay đổi thói quen đọc trên giấy sang đọc trên màn hình. Đâu là sự khác biệt giữa hai trải nghiệm này?

Đọc nhiều

Ngày nay, công nghệ phát triển đã giúp chúng ta đọc nhiều hơn bao giờ hết. Não bộ xử lý hàng ngàn từ ngữ qua tin nhắn, thư điện tử, trò chơi điện tử, mạng xã hội và trang tin trên mạng. Theo một báo cáo gần đây, số lượng người đọc tăng gấp ba lần trong những năm 2000 so với những năm 1980, và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng. Nhưng khi chúng ta có càng nhiều từ ngữ trong đầu, về cơ bản chúng ta cũng thay đổi cách đọc: đó là di chuyển từ giấy sang màn hình. Điều này khiến chúng ta phải nghĩ đến việc được-mất trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Khả năng tập trung khi đọc sách giấy tốt hơn đọc trên màn hình thiết bị điện tử.
Khả năng tập trung khi đọc sách giấy tốt hơn đọc trên màn hình thiết bị điện tử.

Vài nhà khoa học đang cố gắng tìm câu trả lời cho vấn đề trên. Và dĩ nhiên, không có câu trả lời rõ ràng về sự khác biệt giữa đọc trên giấy và đọc trên màn hình vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như loại nội dung (thơ, truyện ngắn, truyện dài, tin tức…), loại phương tiện (giấy, sách điện tử, máy tính xách tay, điện thoại…), người đọc là ai (có thích thiết bị số hay không). Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đọc trên màn hình hình thành kiểu đọc đặc biệt, còn gọi là cách đọc không theo hàng, không tuần tự, mà nói nôm na là đọc lướt. Trong nghiên cứu năm 2005 của trường Đại học San Jose, Ziming Liu tìm hiểu về thói quen đọc sách thay đổi qua thập niên vừa qua và phát hiện chính xác cách đọc này. Liu viết: “Phần lớn thời gian đọc trên màn hình là tìm kiếm và lướt web, đọc từ chính, đọc một lần, không theo hàng và đọc có chọn lọc”. Trước vô vàn dòng thông tin, đường link, video và hình ảnh nên người đọc cần tập trung vào một nội dung nào đó, từ đó chúng ta dần thay đổi thói quen đọc trước màn hình”.

Nhưng cách đọc này cũng có mặt trái. Trong báo cáo, Liu ghi nhận việc duy trì khả năng tập trung khi đọc trên màn hình có vẻ giảm so với đọc trên giấy, và mọi người bỏ ít thời gian để đọc kỹ hơn.

Trong khi đó, Andrew Dillon, giáo sư tại khoa Thông tin trường Đại học Texas (Mỹ) giải thích: “Ở dạng nội dung số, chúng ta có thể kết nối nhiều loại nội dung khác nhau như hình ảnh, âm thanh nên người đọc có thể bị quá tải. Đó là hoạt động phân tán sự tập trung”.

Một nghiên cứu khác của giáo sư Rakefet Ackerman ở Viện Kỹ thuật Technion (Israel) cũng ủng hộ quan điểm rằng đọc trên giấy đôi khi ít gây phân tâm như đối với máy tính. Các nhà nghiên cứu cũng biết rằng khi người ta đọc truyện ngắn trên màn hình, khả năng hiểu nội dung của câu chuyện bị ảnh hưởng bởi người đọc quản lý thời gian kém hơn so với đọc trên giấy. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khi làm nhiều công việc cùng lúc trên mạng thì ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của từng việc.

... nhưng không kỹ

Cách đọc không tuần tự đặc biệt tổn thương đến chuyện gọi là “đọc kỹ”. Nhà thần kinh học Maryanne Wolf, trường Đại học Tufts (Mỹ), cho rằng đọc lướt e-mail thì được nhưng lại không ổn với một số loại thông tin quan trọng cần đọc kỹ. Nếu bạn thường đọc lướt thì có nhiều loại nội dung bạn hoàn toàn không thẩm thấu được hết.

Wolf cho biết nếu chúng ta không quen đọc thì não bộ không có khả năng tập trung nhiều cho việc đọc hiểu, từ đó não bộ dễ thay đổi với bất cứ phương tiện nào mà chúng ta đọc. Nếu chúng ta thường tìm và đọc lướt trên mạng thì khi mở một tác phẩm văn học nào đó, cách đọc của chúng ta cũng sẽ theo kiểu đọc lướt.

Nhưng còn về sách điện tử thì sao, như Kindle hay Kobo? Vì chúng được thiết kế sao cho giống như sách giấy truyền thống, với cách dàn trang tương tự. Nhưng sách giấy vẫn còn có ưu điểm riêng, đơn giản chỉ là chúng bằng giấy. Trong một nghiên cứu của Anne Mangen giảng viên môn văn học ở trường Đại học Stavanger (Na Uy) 50 sinh viên được cho đọc một truyện ngắn trinh thám theo hai định dạng là sách in cỡ nhỏ và máy đọc sách Kindle. Sau đó, họ được hỏi về các tiêu chí khác nhau, như phản ứng tình cảm, thời gian đọc và nội dung đọc hiểu. Nghiên cứu này phát hiện ra phần lớn không có sự khác biệt đáng kể nào giữa sách giấy và Kindle, ngoài việc người đọc sách giấy có thể xây dựng lại cấu trúc câu chuyện tốt hơn nhiều.

Magen giải thích về các cảm giác lật từng trang giấy cũng giúp xử lý thông tin tốt hơn so với đọc trên màn hình. Bạn có thể biết được một quyển sách đang đọc dày 500 trang hay một bài thơ dài 10 trang giấy, nhưng không thể cảm nhận điều đó trên Kindle hay iPad. Bạn cũng không thể cảm nhận được có bao nhiêu sách điện tử từng đọc qua, không có trải nhiệm lật từng trang giấy và những điều đó gây khó khăn hơn trong việc định hình văn bản. Có sự khác biệt giữa những trang giấy hữu hình và các trang vô hình của sách số, nên đôi lúc bạn sẽ thắc mắc mình đọc câu chuyện ấy tới đâu.

Mặc dù sách giấy cho thấy rõ mặt lợi nhưng Mangen và các nhà nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn nắm hết được sự khác biệt này. Cách đọc nào là tốt hơn cũng còn tùy theo từng người. Tóm lại, có lẽ sách in và sách số đều có ưu, nhược điểm riêng và chúng ta cần đọc tốt trên cả hai, nghĩa là bỏ đi thói quen dễ phân tâm khi đọc trên màn hình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng bình dị với bánh bột lọc Phan Thiết, núp...

0
(SGTT) - Bánh bột lọc là món ăn vùng miền có sự biến tấu tùy vào mỗi địa phương. Tại một góc chợ Bàn...

Châu Phi ‘hâm nóng’ ngành công nghiệp ẩm thực xa xỉ...

0
(SGTT) – Sau cảm hứng từ chương trình truyền hình về nghề nuôi cá tầm ở Pháp, bà Delphyne Dabezies cùng chồng và người...

Những công trình kiến trúc độc đáo vào ‘Top 7 Ấn...

0
(SGTT) – Chùa Hàng Còng (An Giang), bảo tàng Hà Nội (Hà Nội), nhà thờ Yali (Gia Lai) hay cầu ngói Chợ Lương (Nam...

Ngày Valentine, hoa tươi tăng giá gấp 2-3 lần

0
(SGTT) - Chiều tối 14-2-2025, tức ngày Valentine, không khí tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ (quận 10) trở nên nhộn nhịp hơn. Theo...

TPHCM không cấm giáo viên dạy thêm nếu dạy ở nơi...

0
(SGTT) - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, việc dạy thêm hoàn toàn không cấm nhưng phải đúng quy định, giáo viên...

Đến năm 2026, phía Nam sẽ có 935km đường bộ cao...

0
(SGTT) - Theo Bộ Giao thông vận tải, dự kiến đến năm 2026, tổng chiều dài hệ thống đường bộ cao tốc khu vực...

Kết nối