Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Độc đáo nghệ thuật Múa Thiên Cẩu tại Hội An

(SGTT) - Triển lãm ảnh nghệ thuật Múa Thiên Cẩu tại Phố cổ Hội An (Quảng Nam) diễn ra trong hai ngày 27-9 và 28-9 (cũng là dịp Tết Trung thu), giúp du khách tìm hiểu về nghệ thuật độc đáo này của phố cổ.

Được tổ chức bởi Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An và Nhiếp ảnh gia Quảng Hải, hoạt động này nhằm chào mừng Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Việt Nam trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia về Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An, tỉnh Quảng Nam vào dịp Tết Trung thu 2023.

Các đầu lân Thiên Cẩu được giới thiệu tại triển lãm với điểm đặc biệt được sơn năm màu tượng trưng cho Ngũ Hành. Ảnh: Lâm Thông

Nhiếp ảnh gia Quảng Hải cho biết, triển lãm trưng bày, giới thiệu 18 bức ảnh là những khoảnh khắc độc đáo, ấn tượng thể hiện đầy đủ các động tác nghệ thuật và các khía cạnh nghi lễ của Múa Thiên Cẩu. Nhiếp ảnh gia Quảng Hải giới thiệu với người dân, du khách những khác biệt giữa Múa Thiên Cẩu và Múa Lân-Sư, với mong muốn tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của Múa Thiên Cẩu, ngày càng phát huy những giá trị văn hóa, riêng có và duy nhất gắn liền với lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung Thu ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Múa Thiên Cẩu khai mạc triển lãm ảnh của Nhiếp ảnh gia Quảng Hải. Ảnh: Lâm Thông

Múa Thiên Cẩu đã có từ lâu đời và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ XX ở Hội An, Múa Thiên Cẩu là linh vật không thể thiếu trong các nghi thức trừ tà, cầu lộc và góp phần tạo không khí rộn ràng, náo nhiệt ở phố cổ tại các đêm hội Tết Trung Thu, các dịp lễ hội hàng năm, dịp khai trương hàng quán, cửa tiệm, khánh thành công trình. Từ đó, Múa Thiên cẩu để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong lòng nhiều người dân phố Hội nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

Trước khi thực hiện múa các Thiên Cẩu đều được khai quang điểm Nhãn nhằm truyền một sức mạnh linh thiêng. Ảnh: Lâm Thông

Tuy nhiên, cho đến nay, rất nhiều người vẫn lầm tưởng và đồng nhất Múa Thiên Cẩu là múa Lân-Sư.

Nhiếp ảnh gia Quảng Hải nhấn mạnh: “Múa Thiên Cẩu là loại hình trình diễn dân gian lấy hình tượng chó nhà trời để tái hiện nghi thức Linh vật nhả ra mặt trăng báo hiệu cho mùa vụ nông nghiệp tốt tươi, cuộc sống an lành. Gắn liền với Múa Thiên Cẩu còn có một số nghi thức, ý nghĩa liên quan đến trừ tà khí, trừ hỏa hạn, chúc phúc, cầu tài lộc ...”

Thiên Cẩu được ông Địa đánh thức để khai hội Trung thu để cầu may, chúc phúc cho mọi nhà. Ảnh: Lâm Thông

Thiên Cẩu có những khác biệt so với Lân-Sư, đó là đầu Thiên Cẩu được sơn 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành: đỏ, trắng, đen, xanh, vàng; với màu đỏ là màu chủ đạo. Trán, sừng và u của Thiên Cẩu nhô cao; miệng, hai tai, mi mắt, con ngươi có thể được cử động khi múa. Đuôi của Thiên Cẩu được may từ vải với nhiều màu sặc sỡ và thường khá dài. Khi múa có 1 người múa đầu và 2 đến 3, 4 người múa đuôi. Trong khi đó múa Lân-Sư chỉ có 2 người, 1 người múa đầu (múa chính) và 1 múa đuôi.

Thiên Cẩu biểu diễn kỹ thuật múa “Chưng cộ vờn mây”. Ảnh: Lâm Thông

Trong thế bộ múa, người múa đầu và đuôi Thiên Cẩu thường đi chân theo kiểu thế võ trung bình tấn. Một điểm đặc trưng nữa của Thiên Cẩu là múa trên cao với trò chưng cộ lên vai 2-4 người, leo bằng 2 cây tre, phun lửa đăng thiên, uống nước ... do đó đòi hỏi người múa ít nhiều phải có võ thuật và nền tảng thể lực.

Khoảnh khắc Múa Thiên Cẩu “Ăn lá cầu an” được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Lâm Thông

Bài múa Thiên Cẩu có nhịp trống, tiết tấu chậm, trầm hùng và uy linh của một linh vật được thể hiện qua nhiều bài múa có lồng ghép các nghi thức tín ngưỡng là liếm cổng diệt tà, đăng thiên phun lửa, ngậm trẻ trừ phong và các tục khai quan điểm nhãn, trảm Thiên Cẩu.

Các tác phẩm ảnh Múa Thiên Cẩu được giới thiệu đến du khách nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc riêng có và duy nhất gắn liền với lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An được trao chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Ảnh: Lâm Thông

Nhiếp ảnh gia Quảng Hải cho hay, từ một điệu múa dân gian của một linh vật thần thoại, Múa Thiên Cẩu đã được nâng lên thành một loại hình nghệ thuật, Thiên Cẩu được múa biểu diễn trang trọng vào các dịp Trung thu, Tết Nguyên đán, các lễ hội văn hóa, tân gia, khai trương cửa hàng, khánh thành công trình.

Nhiếp ảnh gia Quảng Hải chia sẻ về ý nghĩa với triển lãm Múa Thiên Cẩu với khách tham quan. Ảnh: Lâm Thông

Xuất phát từ tình yêu với màn trình diễn dân gian Múa Thiên Cẩu, nhiếp ảnh gia Quảng Hải đã dành cả trái tim, tâm hồn, đầu tư nghiêm túc vào dự án nhiếp ảnh nghiên cứu văn hóa dân gian “Nghệ thuật Múa Thiên Cẩu”. Dự án được thực hiện trong thời gian gần một năm tại 9 di tích lịch sử ở phố cổ Hội An như: Hội quán Quảng Triệu, Ngũ Bang, Phúc Kiến, Hải Nam, Triều Châu, Minh Hương Tụy Tiên Đường, Chùa Ông, Chùa Bà Mụ, Miếu Khổng Tử và cơ sở sản xuất Thiên Cẩu-Lân Sư-Rồng của nghệ nhân Nguyễn Hưng - Trảng Suối, Cẩm Hà, Hội An.

Du khách thích thú ghi lại các hình ảnh độc đáo tại triển lãm. Ảnh: Lâm Thông

Để tăng độ tương tác và tính trải nghiệm trong triển lãm ảnh, nhiếp ảnh gia Quảng Hải đã ứng dụng công nghệ QR vào quá trình trưng bày. Bằng cách quét mã QR người xem sẽ được khám phá thêm những câu chuyện thích thú về văn hóa và lịch sử xuyên suốt của những bức ảnh.

Biểu diễn Múa Thiên Cẩu phun lửa để phục vụ công chúng thưởng lãm tại triên lãm. Ảnh: Lâm Thông

Lâm Thông

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Kể những câu chuyện xanh với các sản phẩm từ tre,...

0
(SGTT) – Anh Võ Tấn Tân, chủ xưởng chế tác Taboo Bamboo tại khu vực rừng dừa nước Cẩm Thanh, thành phố Hội An,...

Chuyện làm những chiếc lồng đèn truyền thống: Khi đam mê...

0
(SGTT) - Những chiếc lồng đèn truyền thống không đem lại nguồn thu nhập cao cho người làm ra chúng, nhưng dù vậy vẫn...

Thị trường bánh trung thu khởi động, giá bánh tăng nhẹ

0
(SGTT) - Những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, nhiều tuyến đường lớn tại TPHCM đã xuất hiện hàng loạt quầy bán bánh trung...

Chứng nhận carbon thấp trong du lịch lần đầu tiên được...

0
(SGTT) – Nhà hàng The Field Hội An tại tỉnh Quảng Nam có thể được xem là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du...

Khi các thương hiệu “nhập gia tuỳ tục”

0
(SGTT) – Những thương hiệu kinh doanh hoạt động theo chuỗi, đặc biệt là thương hiệu quốc tế, khi xâm nhập vào một thị...

‘Chen chúc’ chơi Trung Thu ở phố lồng đèn Lương Nhữ...

0
(SGTT) - Phố lồng đèn Lương Nhữ Học (quận 5, TPHCM) luôn là điểm đến "nóng" mỗi dịp Trung Thu về. Riêng năm nay,...

Kết nối