Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

Điều dưỡng, hộ lý đắt hàng ở Nhật, Đức

Thùy Dung

Nhu cầu tuyển điều dưỡng viên, hộ lý sang làm việc ở Nhật Bản, Đức trong thời gian tới là rất lớn. Song, cánh cửa duy nhất để người lao động sang Nhật Bản, Đức hiện nay là Cục Quản lý lao động ngoài nước chứ không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào khác.

Nhu cầu lớn

Vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã thông báo tuyển dụng 180 điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tới nay, cục đã nhận được gần 700 hồ sơ dự tuyển và đã phối hợp với phía Nhật Bản tổ chức một vòng tuyển chọn vào cuối tháng 11 vừa qua. Những học viên vượt qua kỳ thi sẽ được phía Nhật đào tạo tập trung và miễn phí tiếng Nhật trong vòng một năm.

Đây là lần thứ ba Cục Quản lý lao động ngoài nước làm đầu mối phái cử lao động sang Nhật Bản. Năm 2012, chương trình này đã tuyển chọn khóa đầu tiên được 138 ứng viên đạt chứng chỉ N3 về tiếng Nhật, những ứng viên này đã sang Nhật Bản vừa học vừa làm, có nhận lương tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe. Khóa thứ hai, 180 ứng viên đã được lựa chọn, đang theo học tiếng Nhật và tham gia kỳ thi tiếng Nhật hôm 15-12 vừa qua.

Hướng dẫn sinh viên ngành điều dưỡng thực hành trên mô hình.
Hướng dẫn sinh viên ngành điều dưỡng thực hành trên mô hình.

Như vậy, nếu các thí sinh vượt qua kỳ thi tiếng Nhật với chứng chỉ N3 thì đến năm 2016 sẽ có khoảng 500 lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm điều dưỡng viên, hộ lý.

Do thiếu nhân lực trong lĩnh vực chăm sóc người già nên từ năm 2013, Đức đã thực hiện dự án thí điểm đưa 100 lao động sang Đức học tập trong ba năm để có bằng làm điều dưỡng viên ở đây. Đồng thời, phía Đức cũng đang đào tạo 125 người về tiếng Đức, văn hóa và nghiệp vụ để đưa sang Đức tiếp tục học nghiệp vụ và sau đó làm việc tại các viện dưỡng lão trong tháng 8-2015.

Theo ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay nhu cầu đối với ngành nghề điều dưỡng viên và hộ lý rất lớn, đặc biệt là ở các nước phát triển.

Thông tin từ Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho thấy, do ảnh hưởng của biến đổi cơ cấu dân số, số người cần được chăm sóc ở Đức sẽ vào khoảng 3,4 triệu người vào năm 2030 so với mức 2,3 triệu người hiện nay. Chính vì vậy, nếu không có sự chuẩn bị cơ bản thì nước Đức sẽ thiếu khoảng nửa triệu người làm trong ngành điều dưỡng.

Nhật Bản cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự. Theo ông Nam, Nhật Bản đang thiếu hụt thường xuyên khoảng 2.000 điều dưỡng viên mỗi năm. Dự báo, nước này sẽ thiếu hụt trầm trọng điều dưỡng viên và hộ lý trong 10 năm tới do tốc độ lão hóa dân số đang gia tăng.

Chương trình sang Nhật Bản hoàn toàn không thu phí của người lao động, ngoài chi phí khám sức khỏe và làm hộ chiếu. Còn đối với học viên muốn sang Đức, Chính phủ Đức, thông qua tổ chức Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) sẽ hỗ trợ 2/3 chi phí và người học phải trả 1/3 chi phí để được sang Đức học tập và làm việc.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, mức lương mà người lao động Việt Nam sang làm việc tại những nước này cũng rất cao. Ví dụ, lương điều dưỡng tại Nhật Bản vào khoảng 34-40 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu thi đỗ chứng chỉ nghề và được ở lại Nhật Bản làm việc như một nhân viên chính thức thì mức lương có thể lên tới 55-60 triệu đồng/tháng.

Dễ bị sập bẫy

Chính vì mức lương hấp dẫn và điều kiện làm việc tốt mà trong thời gian qua, nhiều công ty và tổ chức đã lợi dụng điều này để thông báo tuyển dụng học viên sang Đức, Nhật Bản làm hộ lý, điều dưỡng viên.

Về vấn đề này, ông Tống Hải Nam khẳng định, tới thời điểm này cơ quan đầu mối duy nhất đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức, Nhật Bản chỉ là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Cục Quản lý lao động ngoài nước. Điều này được khẳng định trong quy định cơ chế tiếp nhận hộ lý là lao động Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản, Đức.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, các trang mạng gần đây thường tuyển trợ lý hộ lý, điều dưỡng viên. Song theo ông Nam, trong 68 nghề được tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng ở nước ngoài và học tập tại Nhật Bản trong vòng ba năm qua chưa có mã nghề này.

Đối với trợ lý hộ lý, điều dưỡng viên sang Nhật Bản làm thực tập sinh một năm thì pháp luật Nhật Bản không cấm nhưng các cơ quan chức năng của Nhật Bản cho hay, chưa có bất cứ một cơ sở y tế nào của Nhật Bản đề nghị với Bộ Tư pháp Nhật Bản cho phép tiếp nhận ứng viên người nước ngoài nói chung (bao gồm cả Việt Nam) sang Nhật Bản làm trợ lý điều dưỡng và hộ lý trong vòng một năm.

Vì vậy, ông Nam khẳng định lần nữa rằng tới nay, đầu mối duy nhất đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức, Nhật Bản chỉ là Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Theo tổ chức GIZ của Đức, để tránh bị lừa đảo, các ứng viên nên nộp trực tiếp hồ sơ cho Cục Quản lý lao động ngoài nước mà không nên thông qua bất cứ một doanh nghiệp nào. Đồng thời, ngoài việc đáp ứng yêu cầu tuyển chọn, để được tham gia vào khóa học này, các ứng viên nên thể hiện tốt ở khâu phỏng vấn vì đây sẽ là vòng quyết định xem học viên có được tuyển chọn hay không.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, việc đưa lao động sang Đức mới chỉ ở dự án thí điểm. Còn đối với thị trường Nhật Bản, việc đưa lao động sang làm hộ lý, điều dưỡng nằm trong cam kết hợp tác giữa hai chính phủ. Vì vậy, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ thực hiện một thời gian nữa, sau đó sẽ xã hội hóa công tác này cho các doanh nghiệp phái cử khi đã tạo ra một quy trình phái cử rõ ràng.

“Nếu chúng ta làm tốt công việc và không để xảy ra sai sót, gian lận hay có người bỏ trốn… thì cơ hội đưa lao động hộ lý, điều dưỡng sang các nước trên trong những năm tới là rất lớn”, ông Nam nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Người lao động được nghỉ 22 ngày dịp lễ, tết trong...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các phương án nghỉ lễ, tết trong năm 2025 do Bộ Lao động -...

TPHCM không lo thiếu vé tàu, xe dịp Tết Nguyên đán...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, số lượng hành khách đi lại dịp Tết 2025 sẽ tăng 20% so với năm...

Lâm Đồng khuyến cáo du khách cẩn trọng khi đặt phòng...

0
(SGTT) - Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng lưu ý, khách du lịch không nên đặt phòng qua những tài khoản không rõ ràng...

Rực rỡ sắc màu Giáng sinh tại thủ đô nước Áo

0
(SGTT) - Từ cuối tháng 11, Vienna – thủ đô của Áo đã ngập tràn sắc màu Giáng sinh truyền thống, thu hút du...

Thanh ngọt nồi lẩu mực nhồi thịt trưa cuối tuần

0
(SGTT) - Khác với các loại lẩu mực thông thường, món lẩu mực hôm nay trở nên đặc biệt hơn nhờ mực nguyên con...

Những tấm lòng vàng trao gửi di sản vô giá cho...

0
Trong khuôn khổ Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23-11), trước điện Thái Hòa tại Đại Nội, nhiều cá nhân trong nước và...

Kết nối