Chủ Nhật, Tháng tư 20, 2025

Dịch bạch hầu diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

(SGTT) - Trước tình hình dịch bạch hầu diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các sở y tế về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bạch hầu.
Nhân viên y tế cấp phát thuốc uống phòng dịch bạch hầu cho học sinh. Ảnh: TTXVN

Theo đó, cơ quan này đề nghị các đơn vị khẩn trương tập huấn, nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu trong quyết định số 2957/QĐ-BYT cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh.

Văn bản của bộ nêu rõ khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ, nghĩ tới bạch hầu, các cơ sở điều trị cần hội chẩn với tuyến trên để ưu tiên sử dụng sớm huyết thanh kháng độc tố bạch hầu và lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán. Cùng với đó, nhân viên y tế lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn để định hướng điều trị.

Ngoài ra, các sở y tế cần chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, thuốc, thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn để cấp cứu, điều trị bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng lưu ý Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn, tăng cường truyền thông trong bệnh viện nhằm nhận biết các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 6 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Cụ thể, Hà Giang ghi nhận 3 trường hợp, Nghệ An ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong, Bắc Giang ghi nhận 2 trường hợp có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong tại Nghệ An.

Một số biện pháp phòng bệnh bạch hầu: rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, đồ chơi, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn, tiêm vắc-xin bạch hầu. Với người đã tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh, cần xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày, uống thuốc dự phòng bằng Erythromycin hoặc Azithromycin trong 7 ngày.

Gia Nghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc được cấp giấy đăng...

0
(SGTT) - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có các quyết định về cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, công bố...

Bộ Y tế có thêm 500.000 liều vaccine sởi

0
(SGTT) - Chiều qua (17-3), Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do Công ty cổ phần vacxin Việt...

Sở Y tế TPHCM cảnh báo với ‘cò’ giấy phép hành...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM đã đưa ra cảnh báo về tình trạng “cò” giấy phép hành nghề y, dược được quảng cáo...

TPHCM yêu cầu đeo khẩu trang trong khuôn viên cơ sở...

0
(SGTT) - Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường giám...

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm...

0
(SGTT) - Theo Bộ Y tế, đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra...

Cả nước có gần 1.000 ca sởi trong dịp Tết

0
(SGTT) - Cả nước có 988 ca nghi mắc sởi, chưa ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong 6 ngày nghỉ...

Kết nối