Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Đêm nhạc Hàn Quốc đầy cảm xúc, đánh dấu 30 năm quan hệ Việt – Hàn

(SGTT) – Lễ hội Việt Nam – Hàn Quốc năm 2022 lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng đã khép lại với buổi trình diễn “Đêm Âm nhạc Hàn Quốc” đầy cảm xúc đêm qua, 4-9, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng.

Đoàn hòa tấu Queen biểu diễn tại “Đêm Âm nhạc Hàn Quốc” đầy cảm xúc đêm qua, 4-9, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Song Ngọc

Hai nhóm nhạc - Đoàn hòa tấu Queen (ban nhạc nữ) và Nhóm B-boy Goonies Crew (ban nhạc nam) truyền đạt được tình cảm và nhiệt huyết của Hàn Quốc, thông qua những bài hát đa dạng, từ âm nhạc truyền thống đến hiện đại.

Queen là một nhóm nhạc nữ được thành lập vào năm 2008 bởi một nhóm nghệ nhân chuyên về âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Họ đang dẫn đầu trong việc phổ biến và toàn cầu hóa âm nhạc truyền thống bằng cách trình bày nhiều thể loại âm nhạc truyền thống và tích cực hoạt động biểu diễn trong và ngoài nước một thời gian dài.

Nhóm nhạc còn có hơn 80 lần lưu diễn tại hơn 50 thành phố ở 30 quốc gia. Họ đang quảng bá văn hóa Hàn Quốc thông qua các thể loại âm nhạc đa dạng như biểu diễn K-pop, K-drama như một loại hình âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc bằng nhạc khí truyền thống. Ngoài ra, nhóm nhạc đang không ngừng phấn đấu và phát triển để hoạt động với tư cách là Youtuber âm nhạc truyền thống đầu tiên của Hàn Quốc.

Nhóm B-boy Goonies Crew khuấy động đêm nhạc. Ảnh: Song Ngọc

Trong khi đó B-Boy là một đội nhóm tạo ra sự hài hòa với nhiều thể loại nghệ thuật đa dạng dựa vào vũ đạo nền tảng. Đây là một đội B-boy âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc kết hợp B-boying với thể loại truyền thống thể hiện rõ nhất vẻ đẹp và phong cách của Hàn Quốc.

Phát biểu tại đêm nhạc, ông Ahn Min Sik, Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng, cho hay trong 30 năm qua, Hàn quốc và Việt Nam đã trở thành đôi bạn cùng tiến và giúp đỡ lẫn nhau hơn bao giờ hết và đạt được những bước phát triển trong quan hệ song phương.

Ông Huỳnh Đức Trường, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, trao quà lưu niệm cảm ơn các nhóm nhạc. Ảnh: Song Ngọc

“Trong khi mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam ngày càng trở nên bền chặt và gần gũi hơn, thì giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, số lượng người Hàn Quốc đến thăm Đà Nẵng đã tăng vọt tới mức bùng nổ”, ông nói và dẫn chứng số liệu số lượng người Hàn Quốc đến Đà Nẵng là 210.000 người vào năm 2015, tăng lên 470.000 người vào năm 2016, 870.000 người vào năm 2017 và 1,5 triệu người vào năm 2018. Đặc biệt, số lượng này đã đạt tới 1,8 triệu người vào năm 2019, chiếm 40% tổng lượng người Hàn Quốc đến thăm Việt Nam.

Lễ hội Việt Nam – Hàn Quốc năm 2022 lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng, thu hút sự tham gia không chỉ nghệ sĩ mà còn người dân ở dưới sân khấu. Ảnh: Song Ngọc

Theo ông Ahn Min Sik, số lượng người Hàn Quốc đến thăm Đà Nẵng đang tăng trở lại sau khi Covid-19 đã lắng dịu. Tại ba thành phố lớn của Hàn Quốc, hiện đã có 9 hãng hàng không có đường bay thẳng tới Đà Nẵng. Trong bối cảnh đó, sự kiện Lễ hội Việt Nam – Hàn Quốc là dịp để khôi phục lại du lịch giữa hai nước nói chung và giữa các địa phương Hàn Quốc và Đà Nẵng nói riêng.

Trước đó, tối 1-9, UBND thành phố phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng tổ chức khai mạc Lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc năm 2022. Đây là sự kiện văn hoá, đối ngoại đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

Nghệ sĩ mặc áo hình quốc kỳ Việt Nam và Hàn Quốc biểu diễn tại lễ hội. Ảnh: Song Ngọc

Ông Huỳnh Đức Trường, Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, thông tin cộng đồng hơn 200.000 công dân hai nước tại mỗi nước của nhau đang phát huy rất tốt vai trò cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Cùng với sự hội nhập về kinh tế, văn hóa Hàn Quốc cũng trở nên gần gũi với người dân Việt Nam, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Có thể nói, việc giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đã và đang tạo ra nền tảng vững chắc cho việc đẩy mạnh hợp tác song phương giữa hai quốc gia.

“Đó là lí do thành phố Đà Nẵng luôn tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai bên thường xuyên được diễn ra, điển hình là các chương trình biểu diễn nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật Hàn Quốc, các chương trình homestay cho học sinh, sinh viên... giữa thành phố Đà Nẵng và các thành phố kết nghĩa phía Hàn Quốc, các hội thảo xúc tiến du lịch, thể thao, đầu tư. Tất cả góp phần tạo nên một sự hiểu biết sâu sắc về nhau, đặc biệt cho thế hệ trẻ hai nước”, ông Trường cho biết.

Một màn biểu diễn đặc trưng làm nên thương hiệu của ngành giải trí Hàn Quốc. Ảnh: Song Ngọc

Tại lễ hội, người dân và du khách đã được đắm mình trong không khí sôi động của những điệu nhảy K-pop hiện đại, trải nghiệm mặc hanbok, tập võ Taekwondo, học tiếng Hàn, chơi các trò chơi dân gian và tham quan các gian hàng văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

Song Ngọc - Nhân Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Từ Wukong nghĩ về những sản phẩm, dịch vụ mang giá...

0
(SGTT) - Sự thành công của tựa game Black Myth: Wukong (Trung Quốc) đã khẳng định thêm lần nữa rằng các giá trị văn...

Văn hóa đại chúng – Bí mật đằng sau sự thành...

0
(SGTT) - Khi văn hóa không còn nằm trong lãnh thổ vốn có của nó mà bắt đầu du nhập vào một cộng đồng...

Tại sao việc viết giúp phát triển tư duy và tạo...

0
(SGTT) - Ngày 21-6-2024 chúng ta sẽ kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ngày này nhắc cho chúng ta...

‘Bóc giá’ những chiếc váy cưới đắt đỏ trong các tác...

0
(SGTT) - Trong các bộ phim Hàn Quốc, đã không ít lần các diễn viên nữ chi hàng chục đến hàng trăm triệu đồng...

Giúp chợ truyền thống giữ vững vị thế

0
(SGTT) - Bối cảnh kinh doanh thật khốc liệt khi các siêu thị và chuỗi cửa hàng dần lấy đi thị phần của chợ...

Đã là phong tục mới?

0
(SGTT) - Cuối năm vừa qua, lúc kinh tế khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp đã chật vật xoay xở tiền thưởng Tết tượng...

Kết nối