Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Đề xuất Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ làm công tác quản lý nhà nước

Theo đề án sắp xếp lại tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cơ quan này chỉ làm công tác quản lý nhà nước, không cung cấp dịch vụ kiểm định như mô hình hiện nay.

Kiểm định xe ô tô tại một trung tâm đăng kiểm ở TPHCM. Ảnh: Minh Hoàng

TTXVN đưa tin, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang xây dựng đề án tách bạch công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ đăng kiểm cũng như đề xuất tổ chức lại mô hình hoạt động, quản lý đối với hệ thống trung tâm đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm phương tiện đường bộ, phương tiện thủy thuộc các sở. Dự kiến, đề án sẽ hoàn thành trong quí 2-2023 để trình Bộ Giao thông vận tải xem xét.

Hiện nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam có 13 tổ chức tham mưu, giúp việc cục trưởng và 37 đơn vị trực thuộc. Cơ chế quản lý tài chính của cục đang áp dụng theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong đó, các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cơ quan cục.

Với cơ chế trên, một số phòng tham mưu, giúp việc cục trưởng vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước vừa thực hiện dịch vụ kiểm định phương tiện. Trong khi đó, các đơn vị trực thuộc là chi cục, trung tâm đăng kiểm cũng thực hiện hoạt động kiểm định phương tiện giao thông vận tải và công trình biển. Mọi hoạt động, nhân sự, tài chính của các đơn vị trực thuộc đều phụ thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Theo dự thảo đề án, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ được sắp xếp lại theo hướng Cục Đăng kiểm Việt Nam chỉ làm công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm.

Các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam dự kiến sẽ sắp xếp, tổ chức lại thành 7 trung tâm đăng kiểm để thực hiện dịch vụ đăng kiểm phương tiện đường bộ đang lưu hành, xe sản xuất mới, phương tiện thủy, tàu biển đường sắt và công trình biển.

Sau khi tổ chức lại, các đơn vị này vẫn thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam. Tuy nhiên, cục chỉ bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị còn các đơn vị hoàn toàn tự chủ, độc lập về tổ chức, tài chính và con người. Việc sắp xếp lại các đơn vị đăng kiểm như trên nhằm tạo sự độc lập về tài sản, con người, sau đó nếu đơn vị nào đủ điều kiện sẽ tính đến phương án cổ phần hóa làm dịch vụ đăng kiểm.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc tách bạch công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của lĩnh vực đăng kiểm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí của xã hội; đảm bảo công khai, minh bạch, chất lượng và cạnh tranh lành mạnh của các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng kiểm.

Việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam giúp thể hiện rõ vai trò quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ đăng kiểm. Ngoài ra, việc tách bạch vai trò quản lý và dịch vụ là chủ trương trong quản lý kinh tế nói chung, hoạt động dịch vụ đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan.

N.Tân

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngành giao thông đặt mục tiêu giảm 45,62 triệu tấn CO2...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định số 1191/QĐ-BGTVT về kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà...

Bao nhiêu xe máy phải kiểm định khí thải từ đầu...

0
(SGTT) - Theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, mô tô, xe máy sẽ phải thực hiện kiểm...

Điểm bất cập trong quyết định tắt số giây đếm ngược...

1
(SGTT) - Trung tâm Quản lý giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM bắt đầu thí điểm không đếm ngược...

Mô tô, xe gắn máy phải kiểm định khí thải từ...

0
Theo quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, mô tô, xe gắn máy...

Vẫn chưa mở được ‘nút thắt’ thiếu cát

0
(SGTT) - Các công trình giao thông trọng điểm ở phía Đông và miền Tây Nam Bộ vẫn tiếp tục bị thiếu cát. Thiếu...

TPHCM lập đề án thu phí ô tô vào nội đô

0
(SGTT) - Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) cho biết, sở này sẽ trình UBND TPHCM chủ trương cho phép xây dựng đề...

Kết nối