Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Đề xuất chặn quảng cáo của sàn thương mại điện tử khuyến mại quá 50%

(SGTT) - Sở Công Thương TPHCM vừa gửi kiến nghị đến Bộ Công Thương, đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
TPHCM đề xuất giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới. Ảnh: TL

Cơ quan này cho hay, mặc dù mang lại nhiều lợi ích, thương mại điện tử cũng đặt ra nhiều thách thức mới về quản lý như đảm bảo chất lượng hàng hóa, chống hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn thông tin. Sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp nước ngoài, đã khiến việc quản lý trở nên phức tạp hơn, TTXVN đưa tin.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực xúc tiến thương mại cho thấy đã xuất hiện những dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử như quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ... Những dấu hiệu vi phạm diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây cũng đang gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân phối, bán lẻ và tiêu dùng.

Đối mặt với tình hình trên, Sở Công Thương đề nghị Bộ Công Thương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo, khuyến mại trên các nền tảng thương mại điện tử. Cụ thể, cần áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc, bao gồm tạm dừng hoặc đình chỉ hoạt động của các website, nền tảng vi phạm.

Bộ Công Thương có thể chủ động rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành về thương mại điện tử, tập trung vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đồng thời, nhà chức trách cũng có thể nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến thuế, hải quan, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong nước.

Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Sở đề xuất các giải pháp như hoàn thiện cơ chế thu thuế đối với các sàn thương mại điện tử nước ngoài, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo, siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu qua kênh thương mại điện tử.

Bình Dương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Những điều cần lưu ý để tránh bị từ chối khi...

0
(SGTT) - Chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook là một trong những cách mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để mở rộng phạm...

Kết nối