Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024

Dễ trầm cảm do quá chú tâm tìm kiếm thông tin về Covid-19

(SGTT) - Hiện nay, những thông tin về Covid-19 luôn được nhiều người quan tâm và đón theo dõi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại phát hiện rằng, nếu tìm kiếm thông tin về Covid-19 quá nhiều trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.
Quá chú tâm tới thông tin Covid-19 dễ bị trầm cảm và tổn thương. Ảnh: VC

Theo một số nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania State (Mỹ) và Đại học Tế Nam (Trung Quốc), phát hiện việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông xã hội để kiểm tra thông tin sức khỏe Covid-19 có mối liên hệ mật thiết với bệnh trầm cảm và chấn thương thứ phát.

Ông Bu Zhong, Phó giáo sư báo chí tại Pennsylvania State, cho biết: “Tuy việc sử dụng mạng xã hội tìm kiếm thông tin Covid-19 có phần nào hữu ích nhưng nếu lạm dụng dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần”.

Còn theo một nghiên cứu trực tuyến vừa được công bố trên tạp chí Computers in Human Behavior về tác động đến tâm lý của người được khảo sát khi tiếp nhận thông tin liên tục về Covid-19, cho thấy nhiều người có mức độ trầm cảm khác nhau hoặc chấn thương thứ phát, dù trước khảo sát những người này không có bất kỳ rối loạn trầm cảm nào.

Cụ thể, vào tháng 2-2021, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo mức độ căng thẳng với 21 danh mục câu hỏi về Covid-19 cho nhóm đối tượng là 320 người sống ở các quận nội thành của Vũ Hán, Trung Quốc. Kết quả, hơn một nửa trong đó, cho biết họ bị trầm cảm ở mức độ nào đó, gần 20% trong số đó bị trầm cảm mức độ trung bình hoặc nặng.

Với báo cáo chấn thương thứ phát, ghi nhận 80% người tham gia khảo sát có mức độ chấn thương thấp, 13% ở mức độ chấn thương trung bình và 7% ở mức độ chấn thương cao. Được biết, nhóm nghiên cứu lần này gồm tác giả Yakun Huang và Qian Liu của Đại học Tế Nam và ứng dụng dùng để khảo sát là WeChat.

Như vậy, có thể thấy việc tiếp cận, tìm kiếm thông tin về Covid-19 ở mức độ nào đó là hữu ích để mọi người tích lũy thêm kiến thức phòng tránh dịch, bảo vệ bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng việc tìm kiếm nội dung xoay quanh chủ đề Covid-19 thì rất có thể mọi người bị trầm cảm hay chấn thương thứ phát lúc nào không hay.

Nguyễn Hoàng

Theo sciencedirect.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhóm sinh viên làm phim online với những thước phim sống...

0
(SGTT) - Nhằm giúp mọi người ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội vẫn có cơ hội giải trí, nhóm làm phim...

Ở nhà mùa dịch: chiêu đãi gia đình món sữa gạo...

0
(SGTT) - Mùa giãn cách ở nhà, hết trà sữa rồi đến trân châu tự làm, tự hỏi có thức uống gì tốt cho...

Bổ sung dinh dưỡng từ bò qua công thức hướng dẫn...

0
(SGTT) - Trong khuôn khổ chương trình Mỹ vị cùng Chef chuyên đề về bò, anh Diệp Huy Cường, Bếp trưởng Lãnh sự quán...

Lớp võ online miễn phí: sân chơi của bạn trẻ trong...

0
(SGTT) - Tại TPHCM, trong những ngày diễn ra giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người đã tự tạo cho mình...

Bài tập tại nhà cho người đau cổ vai gáy

0
(SGTT) – Trong giai đoạn giãn cách không thể ra ngoài vận động, chủ yếu ngồi làm việc tại nhà khiến nhiều người gặp...

Tăng cường hệ miễn dịch bằng hai món ăn từ nhân...

0
(SGTT) - Trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều người thường tìm mua các loại thực phẩm bổ dưỡng để tăng cường sức...

Kết nối