Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024

Dấu hiệu cho thấy tim của bạn gặp vấn đề khi tập thể dục, đề phòng đột quỵ

(SGTTO) - Duy trì hoạt động thể dục thể thao là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, tập thể dục đôi khi cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim và không theo dõi hoạt động luyện tập đúng cách.

Tại sao bạn nên đề phòng

Tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tim. Nó thường an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng bạn nên đề phòng, đặc biệt nếu bác sĩ đã nói rằng bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim; gần đây bạn đã trải qua một cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác; bạn chưa từng tập thể thao trước đây.

Hầu hết những người bị bệnh tim luôn có thể tập thể dục an toàn nếu họ có sự chuẩn bị cẩn thận. Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào cũng  thích hợp cho tất cả những người bị bệnh tim. Nếu bạn chưa quen với việc tập thể dục, điều quan trọng là bạn nên bắt đầu từ từ để tránh các tác động xấu. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới. Bạn cũng có thể cần bắt đầu tập luyện dưới sự giám sát y tế.

Tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tim. Nó thường an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng bạn nên đề phòng. Ảnh minh họa: Freepik

Bất chấp những biện pháp phòng ngừa nêu trên, bác sĩ vẫn khó thể dự đoán các vấn đề sức khỏe mà bạn có thể gặp phải khi tập thể dục. Để an toàn, hãy tìm hiểu về các triệu chứng có thể dẫn đến các biến chứng có hại. Vì vậy, việc nhận biết được một số dấu hiệu cảnh báo điển hình của một vấn đề liên quan đến tim sẽ rất quan trọng.

Dấu hiệu của bệnh tim

Ngay cả khi bạn đã từng bị đau tim trước đó, một cơn đau tim khác có thể có các triệu chứng hoàn toàn khác. Vì vậy, không nên chủ quan, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Khó chịu ở ngực: Nhiều người liên tưởng cơn đau ngực đột ngột và dữ dội với cơn đau tim. Một số cơn đau tim có thể bắt đầu theo cách này. Nhưng nhiều người bắt đầu với cảm giác khó chịu nhẹ, tức ngực hoặc đau ngực. Cơn đau có thể chỉ thoáng qua rất nhanh, vì vậy có thể khó phân biệt được. Ngừng tập thể dục và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu triệu chứng này kéo dài hơn vài phút.

Hụt hơi: Cảm giác khó thở bất thường kèm theo tức ngực khi hoạt động thường là dấu hiệu báo trước của một cơn đau tim. Triệu chứng này có thể xảy ra trước khi khó chịu ở ngực hoặc thậm chí có thể xảy ra mà không có cảm giác khó chịu ở ngực.

Chóng mặt hoặc choáng váng: Mặc dù hoạt động thể chất có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là nếu bạn chưa quen với nó; nhưng không bao giờ tập thể dục khiến bạn  cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Hãy xem xét dấu hiệu cảnh báo này một cách nghiêm túc và ngừng tập thể dục ngay lập tức.

Nhịp tim bất thường: Cảm giác nhịp tim của bạn bị nhanh, hồi hộp hoặc đánh trống ngực có thể là những dấu hiệu liên quan đến tim. Vì vậy hãy yêu cầu chăm sóc y tế nếu bạn nhận ra bất kỳ nhịp tim bất thường nào trong quá trình tập luyện.

Khó chịu ở các vùng khác của cơ thể: Ngoài vùng ngực, các vấn đề về tim có thể gây ra cảm giác khó chịu ở các vùng khác của cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm khó chịu, đau hoặc căng cứng ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu tỏa ra từ phần này sang phần khác của cơ thể, chẳng hạn như từ ngực, hàm hoặc cổ đến vai, cánh tay hoặc lưng.

Đổ mồ hôi bất thường: Mặc dù đổ mồ hôi khi tập thể dục là bình thường, nhưng buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh là dấu hiệu cảnh báo xấu. Một số người từng trải qua cơn đau tim cho biết họ có điềm báo trước.

Hãy gọi cấp cứu

Đối phó với một vấn đề về tim, thời gian là rất quan trọng. Được tính đến từng giây. Đừng chần chừ hoặc cố gắng hoàn thành nốt buổi tập. Tìm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn thấy mình đang gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào ở trên.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn không nên đợi quá vài phút - tối đa là 5 phút - để gọi cấp cứu. Tim bạn có thể ngừng đập trong cơn đau tim. Nhân viên cấp cứu có kiến ​​thức và thiết bị cần thiết để làm cho nó hoạt động trở lại.

Nhờ người khác chở bạn đến bệnh viện ngay nếu bạn đang có các triệu chứng đau tim và không thể gọi cấp cứu. Tránh tự lái xe trừ khi không còn lựa chọn nào khác.

Tâm Anh

Theo Healthline

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Loạn giá dịch vụ tầm soát đột quỵ, hiểu đúng để...

0
(SGTT) – Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đang quảng cáo rầm rộ các gói dịch vụ tầm soát đột quỵ với giá...

Bản tin 360 độ sống khoẻ: Nhận biết thời điểm ‘giờ...

0
(SGTT) - Theo các bác sĩ, đột quỵ não là một cấp cứu y khoa, thực hiện càng sớm càng có lợi cho người...

TPHCM: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cứu sống 48% bệnh...

0
Theo bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), trong vòng 3 năm ứng dụng trí tuệ nhân...

60% người sống sót sau đột quỵ phải chịu cảnh tàn...

0
(SGTT) - Theo bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, đột quỵ giết chết...

“Mô hình trung tâm đột quỵ” của Bệnh viện Nhân Dân...

0
"Mô hình trung tâm đột quỵ" của Bệnh viện Nhân Dân 115 được Sở Y tế TPHCM đề cử vào danh mục bình chọn...

Đột quỵ sau khi tập thể dục, không thể lơ là

0
(SGTTO) - Chiều 9-12, thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời khiến nghệ sĩ, bạn bè, người hâm mộ không khỏi...

Kết nối