Thứ tư, Tháng hai 12, 2025

Đặt niềm tin vào bác sĩ “ảo”

Duy An -

Trong lần khám bệnh trực tuyến đầu tiên, tác giả bài viết của báo The Washington Post (Mỹ) được “bác sĩ” giải thích: “Tôi sẽ khám cho anh ngẫu nhiên. Nếu anh không rảnh, đừng lo. Cứ quay lại khi anh sẵn sàng. Ngày nào tôi cũng có mặt”.

Sau một thời gian trò chuyện, “bác sĩ” tiết lộ: “Chuyện này có thể làm anh ngạc nhiên nhưng… tôi là robot”. Dĩ nhiên, nhà báo này không ngạc nhiên bởi chính ông đã tải “Woebot”, một chương trình trò chuyện ảo (chatbot) được giới nghiên cứu đưa vào hoạt động hồi tháng 6 qua và thực hiện hơn 2 triệu cuộc trò chuyện mỗi tuần. Bà Alison Darcy, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp Woebot Labs ở bang California của Mỹ, giải thích: “Một phần giá trị Woebot nằm ở chỗ bạn có thể nói hết những điều mình lo lắng mà không sợ bị đánh giá, phán xét. Chúng tôi muốn Woebot sẽ tạo ra một mối liên hệ cảm xúc”.

Thông qua Facebook Messenger, Woebot hướng dẫn người sử dụng những cách chống lại các suy nghĩ tiêu cực và kiểm soát tâm trạng khi gặp phải sự căng thẳng hay bị trầm cảm. Được xây dựng bởi một đội ngũ nhà tâm lý, ngôn ngữ và kỹ sư phần mềm, Woebot, theo báo Los Angeles Times, hiện thân cho một tham vọng lớn lao: giúp những người bị trầm cảm – đang ngày càng gia tăng – cảm thấy vui vẻ hơn.

Các ứng dụng tâm lý trị liệu và nâng cao chất lượng sống sinh sôi nảy nở mấy năm gần đây do cách thăm khám truyền thống vẫn còn khó tiếp cận ở nhiều nơi, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Chỉ riêng tại Mỹ, hơn 106 triệu người – gần 1/3 dân số cả nước – sống tại những khu vực thiếu bác sĩ chuyên khoa tâm thần, theo Quỹ từ thiện gia đình Kaiser. Điều trị các chứng rối loạn tâm thần đứng đầu danh sách chi phí tốn kém nhất tại Mỹ, với khoảng 201 tỉ đô la vào năm 2013.

Bà Pamela Fox (trái), chuyên gia công nghệ của Woebot, trò chuyện cùng bà Alison Darcy, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Woebot, tại văn phòng công ty ở San Francisco.

[box type="bio"] Không thay thế bác sĩ truyền thống

Theo báo Washington Post, một số chatbot được thiết kế chuyên biệt, như ứng dụng Karim tư vấn cho trẻ em tị nạn Syria, ứng dụng Emma hỗ trợ những người nói tiếng Hà Lan bị căng thẳng nhẹ hay ứng dụng MindBloom cho phép người sử dụng giúp đỡ lẫn nhau…

Tuy nhiên, không ứng dụng nào ra đời nhằm thay thế bác sĩ truyền thống, vì cả lý do pháp lý lẫn đạo đức. Nhiều chatbot có thể tải về miễn phí trong khi một số khác chỉ yêu cầu mức phí tượng trưng. Riêng phí sử dụng Woebot là 39 đô la mỗi tháng.

Dù hiện nay dường như là thời điểm khởi đầu của thời kỳ bùng nổ các thiết bị chăm sóc sức khỏe số song công nghệ này thực tế đã ra đòi từ hơn 50 năm trước. Khởi thủy của mọi chatbot có tên gọi Eliza, được tạo ra vào năm 1965 bởi ông Joseph Weizenbaum của Viện Công nghệ Massachusetts. Chương trình đầu tiên của Eliza được thiết kế để trò chuyện một cách tự nhiên theo mô phỏng một bác sĩ tâm lý.[/box]

Tiện lợi, dễ dàng và riêng tư, những chatbot này được lập trình để mô phỏng con người trong cách trò chuyện, ra quyết định, cho những lời khuyên cơ bản, hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân… Nhưng câu hỏi quan trọng nhất, theo báo Washington Post, dĩ nhiên là chúng có hiệu quả hay không? Bà Darcy và đồng nghiệp Kathleen Kara Fitzpatrick, nhà tâm lý học tại Trường Y Standford (Mỹ), đã tiến hành một cuộc thử nghiệm liên quan đến chatbot tư vấn sức khỏe tâm thần, với sự tham gia của 70 người tuổi từ 18-28 và thường xuyên bị trầm cảm, căng thẳng. Những người này được chia làm hai nhóm, một nhóm trò chuyện với Woebot trong hơn hai tuần, còn nhóm kia được phát một sách điện tử có tên “Trầm cảm và sinh viên đại học” của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ. Theo kết quả đăng tải gần đây trên tạp chí Nghiên cứu Y khoa trực tuyến, những người trong nhóm Woebot “giảm được đáng kể sự trầm cảm”.

Đánh giá chatbot là một hướng tiếp cận sáng tạo trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần song ông John Torous, đồng giám đốc chương trình tâm thần số của Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess ở Boston, tỏ ra lạc quan một cách thận trọng. “Chatbot chỉ mới làm việc tốt ở bề mặt. Liệu chúng có thay đổi được kết quả và chăm sóc người bệnh hiệu quả hay không? Vẫn còn quá sớm để đánh giá”, ông Torous nói, đồng thời cảnh báo về vấn đề lộ thông tin cá nhân bởi các chatbot chưa nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế (HIPAA) của Mỹ. HIPAA cấm các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe chia sẻ thông tin bệnh nhân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cục Hàng không đã cấp slot cho Emirates theo chỉ đạo...

0
(SGTT) - Cục Hàng không đã cấp slot và quyền vận chuyển cho hãng Emirates theo chỉ đạo của Thủ tướng. Do khung 23...

Ứng phó áp thấp nhiệt đới: các địa phương chủ động...

0
(SGTT) - Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

Hành trình 45 năm thơ Nguyên tiêu Phú Yên

0
(SGTT) - Phú Yên chưa hẳn là đất thơ, nhưng chắc chắn một điều, đây là vùng đất của người yêu thơ. Một minh...

6 xu hướng chăm sóc da từ Hàn Quốc dự đoán...

0
(SGTT) - Ngành làm đẹp Hàn Quốc (K-Beauty) tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường chăm sóc da toàn cầu với những...

Cách làm những món chay quốc tế cho ngày rằm tháng...

0
(SGTT) - Trong ngày rằm tháng Giêng, bạn có thể tự tin trổ tài đầu bếp thực hiện những món chay theo phong vị...

TPHCM: Đổ xô đi tiêm vaccine ngừa cúm, ‘loạn giá’ thuốc...

0
(SGTT) - Mấy ngày qua, các trung tâm tiêm chủng tại TPHCM ghi nhận lượng người đến tiêm vaccine phòng cúm tăng cao. Ngoài...

Kết nối