Chủ Nhật, Tháng 7 6, 2025

Dáng càng “độc”, càng có giá

ĐOÀN XÁ - 

Không phải những cây gỗ to, thẳng đều mới có giá, mà ngược lại những bộ rễ của cây (gốc lũa) mới là thứ đồ gỗ đang được ưa chuộng.

gocreSản phẩm gốc rễ đang ngày càng được ưa chuộng vì sự độc đáo.

Một chủ cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ tên Tâm ở đường, Cộng Hòa (quận Tân Bình, TPHCM), cho biết gốc lũa là loại gỗ khá đặc biệt vì toàn bộ đều nằm trong lòng đất. Khoảng mươi năm trước, người ta chủ yếu khai thác gỗ bằng cách cưa lấy thân cây còn gốc rễ thì bỏ lại. Trải qua thời gian, các gốc này bị mục đi phần vỏ ngoài, còn phần lõi trong thì ngược lại, thêm bền chắc và nổi lên nhiều đường vân đẹp, như những hóa thạch vậy. “Hơn nữa, gốc rễ thì lại có nhiều hình thù, nhiều kiểu tạo tác chứ không đơn điệu như thân cây. Có gốc tốt, hình sinh động, giá vài chục triệu đồng khách cũng chấp nhận”, anh Tâm cho biết.

Anh Tâm, người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, cho biết những gốc rễ loại thường thì dùng để tạo hình. Các hình cơ bản mà hầu như gốc nào cũng có thể chế tác là hình ông Địa, hình tượng Phật, hình chim thú. Riêng những gốc có dáng lạ, gốc hóa thạch lâu năm, gốc gỗ trầm, gỗ hương quý thì giá vô chừng, tùy theo từng khách.

Nói về nguồn gốc của gỗ lũa, ông Biên, chủ xưởng gỗ ở đường Song Hành (phường Trung Mỹ Tây, quận 12), cho biết phần lớn các gốc rễ này đều xuất xứ từ Tây Nguyên hoặc vùng rừng Bình Phước và Tây Ninh. Gốc càng to, càng nhiều rễ thì càng có giá trị vì nó tăng tính sáng tạo, làm được nhiều hình thù khác nhau. Vừa nói ông vừa chỉ gốc lũa sọ khỉ mới nhập về từ Đắc Nông, cho biết giá của nó khoảng 10 triệu đồng. Với thế của nó, ông có thể làm thành chiếc ghế bành với một đàn chim đậu xung quanh.

Hiện nay, không chỉ ở khu vực đường Cộng Hòa mà các vùng ven cũng bán nhiều sản phẩm làm từ các loại gốc rễ cây. Theo những người ưa thích loại gốc rễ này, từ những đồ mỹ nghệ tinh xảo cho tới những bộ bàn ghế, những gốc rễ cây đều có thể được hình thành khiến cho chúng được ưa chuộng. “Nếu là gỗ thường có thể lẫn với gỗ ép, gỗ công nghiệp nhưng gốc rễ thì không bao giờ lẫn được”, một khách hàng cho biết.

Nói về giá cả, ông Biên cho rằng rất khó đoán nếu gốc lũa mới được khai thác, phần vỏ cây chưa mục đi thì giá rẻ. Cũng gốc đó nhưng để lâu trong lòng đất, vỏ ngoài mục hết, chỉ còn cái lõi gỗ hóa thạch bên trong thì giá cao hơn nhiều.

Nếu như các loại đồ gỗ làm từ thân cây có nhiều kiểu chế tác thì các loại gốc rễ cho ra những sản phẩm tùy theo tay nghề của thợ. “Nếu là đồ gỗ thông thường, dù đặc sắc đến đâu người thợ cũng có thể tạo ra nhiều sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên, gốc lũa thì gần như là duy nhất, vì cấu tạo của gốc, của hàng chục các nhánh rễ cây sẽ không lẫn đi đâu được”, một người mê gỗ lũa cho biết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Giá thực phẩm toàn cầu tăng trong tháng Sáu

0
(SGTT) - Trong tháng Sáu, chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), thước đo chuẩn mực cho...

Ngắm vẻ rực rỡ của chùa Giữa Jumprasath ở Vĩnh Long

0
(SGTT) – Tọa lạc tại phường Hòa Thuận, tỉnh Vĩnh Long (mới), chùa Giữa Jumprasath (còn gọi là chùa Ksach Kandal) là một trong...

Bộ Xây dựng muốn bổ sung sân bay Măng Đen, Vân...

0
(SGTT) - Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống...

Xuất siêu hơn 7,6 tỉ đô la sau 6 tháng

0
(SGTT) - Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa...

Cảnh sắc thanh bình nơi miền biên viễn Sơn Vĩ, Tuyên...

0
(SGTT) - Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã vùng biên Sơn Vĩ, tỉnh Tuyên Quang đang trở thành...

Bún bò Huế được công nhận là Di sản văn hóa...

0
(SGTT) - Theo Quyết định số 2203/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa ký, "Tri thức dân gian về Bún bò Huế" chính thức là...

Kết nối