Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024

Đảm bảo kinh phí, nguồn lực phòng chống dịch bệnh cuối năm và Tết 2024

(SGTT) - Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông – xuân 2023-2024, theo Bộ Y tế, UBND các cấp cần đảm bảo kinh phí và nguồn lực phòng, chống dịch bệnh; các đơn vị y tế lấy mẫu, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp…
Hiện nay, các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh có vaccine dự phòng đang tăng ở nhiều nơi. Ảnh minh họa: Minh Thảo

Bộ Y tế đã có công văn gửi các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc tăng công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông – xuân năm 2023-2024, TTXVN đưa tin.

Theo Bộ Y tế, miền Bắc đang vào giai đoạn mùa đông xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô, nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm và khả năng lây lan rộng. Trong đó nổi bật là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm.

Hiện nay, các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh có vaccine dự phòng đang tăng ở nhiều nơi. Thêm vào đó, trong dịp Tết 2024 và lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao cùng với diễn biến thời tiết bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan.

Trên cơ sở này, bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành hướng dẫn cho UBND các cấp về trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo kinh phí và nguồn lực trong công tác này… Các đơn vị y tế lấy mẫu, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Ngoài ra, các đơn vị y tế trên địa bàn theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh, lưu ý theo dõi các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus; chủ động triển khai, giám sát dựa vào thực tế để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế…

Các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, thường xuyên tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng; tuyên truyền người dân giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải.

Những đơn vị có liên quan tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng chống dịch bệnh; phòng chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để ổ dịch và phòng chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bệnh án điện tử: chậm triển khai vì vướng về kinh...

0
(SGTT) - Dù mang lại nhiều lợi ích lớn nhưng việc triển khai bệnh án điện tử đang bị chậm so với lộ trình...

Chuyển đổi ‘chứng chỉ’ hành nghề y sang ‘giấy phép’ hành...

0
Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của...

Ghi nhận các ca ‘nhiễm vi khuẩn ăn thịt người’ tại...

0
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 4-9, bệnh viện điều trị cho 2 ca mắc bệnh Whitmore (thường gọi...

TPHCM: Hơn 50.600 người cao tuổi được khám sức khỏe trong...

0
Tính đến ngày 31-8-2024, ngành Y tế TPHCM đã khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh...

Nhiều ý kiến về quy định bán thuốc qua mạng

0
(SGTT) - Xoay quanh việc kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, một số đại biểu Quốc hội đề nghị ban...

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ khi WHO...

0
Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh Mpox (trước đây gọi là bệnh đậu mùa khỉ) là tình...

Kết nối