Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024

Đà Nẵng: Doanh nghiệp lưu trú kiệt quệ, mong được cứu để quay trở lại

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Khu du lịch Bắc Mỹ An, đơn vị đang vận hành hệ thống resort và villa mang thương hiệu Furama Đà Nẵng, vừa gửi cho KTSG Online những đề xuất mang tính sống còn để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Đà Nẵng có thể sống sót và phục hồi khi khách du lịch quay trở lại. Sài Gòn Tiếp Thị trích đăng lại.
“Con đường khác sạn” tại Đà Nẵng hầu như yên lặng từ đầu năm đến nay. Ảnh: Nhân Tâm

Gánh nặng chi phí

Ông Quỳnh cũng là Phó Chủ tịch Hội Khách sạn Đà Nẵng và là người có thâm niên hơn 20 năm trong ngành du lịch.

Cụ thể, hầu hết các khách sạn, resort tại Đà Nẵng đề đã đóng cửa từ bốn tháng cho đến gần hai năm nay, thiệt hại vô cùng lớn. Các doanh nghiệp đang kiệt quệ, các doanh nghiệp lưu trú hầu như dùng tiền vay ngân hàng để duy tu bảo dưỡng hàng ngày và trả lương nhân viên.

Có thể nói mỗi tháng, các doanh nghiệp lưu trú phải đối mặt với khoản tổng lỗ chung đến hàng trăm tỉ đồng. Du lịch sẽ hồi phục sau cùng, người ta phải ăn no, đủ mặc, có khoản tiết kiệm nhất định rồi mới đi du lịch nên các chuyên gia nói phải cuối năm 2024 mới trở lại được như năm 2019.

Mở cửa lại cơ sở lưu trú của mình, một điều ông cũng như các doanh nhân kinh doanh cơ sở lưu trú khác lo lắng là chi phí vận hành khi mà các chi phí như điện nước, tiền thuê đất, lương nhân viên… đều ở mức năm 2019, nhưng giá phòng chỉ ở mức năm 1999, có thể càng kinh doanh càng lỗ.

Vì vậy, ngoài những đề xuất như chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, gia hạn cũng như cung cấp các khoản vay mới, miễn giảm các loại thuế, phí, tiền thuê đất, tiền điện nước, các loại phí khác… thì ông thay mặt công ty mong muốn Đà Nẵng có những chính sách tài trợ khác.

Đó là hỗ trợ kinh phí xét nghiệm y tế cho các doanh nghiệp lưu trú có thể nếu nhân viên chưa có bảo hiểm y tế thì do Đà Nẵng trả, còn các cá nhân đóng bảo hiểm thì do bảo hiểm y tế trả.

Đà Nẵng hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp lưu trú thông qua các học viện, các cơ sở giảng dạy kỹ năng mềm trong dịch vụ khách hàng.

Đây là dịch vụ mến khách cho nên có những đặc điểm riêng về thái độ, kỹ năng phục vụ và giao tiếp rất cao, nên việc đào tạo lại cho anh chị em đã tạm thay đổi sang ngành nghề khác về lại ngành dịch vụ mến khách này là vô cùng cần thiết.

Thành phố Đà Nẵng cũng nên dành kinh phí hỗ trợ các trường nghề để các trường có thêm các chương trình nâng cao và gấp rút để đào tạo sinh viên của ngành du lịch được đi làm thêm và có thể ra trường đi làm sớm hơn.

Đầu tư nhân sự để quay trở lại

Vấn đề nhân sự sẽ rất nóng khi ngành du lịch được hồi phục, ông Quỳnh nói và lấy ví dụ như cụm khách sạn Ariyana Beach Resorts & Suites Đà Nẵng có 1.600 phòng dự tính mở cửa 2022 sẽ phải cần tới hơn 1.000 nhân viên, và việc tuyển dụng chắc chắn sẽ rất khó khăn.

Nhân viên trong trang phục truyền thống phục vụ một chương trình Tết tại Furama Resort Đà Nẵng. Đào tạo là một trong những vấn đề cốt lõi để ngành du lịch và lưu trú quay trở lại. Ảnh: Nhân Tâm

Kinh phí hỗ trợ những nhân viên ngoại tỉnh quay lại Đà Nẵng làm việc cũng nên được tính đến, như 1-2 tháng tiền thuê nhà, tiền tàu xe cho họ về lại Đà Nẵng. Đây cũng là một cách thu hút được người lao động ngoại tỉnh, nhiều người đã từng lập nghiệp ở Đà Nẵng nhưng do khó khăn đã phải trở lại quê nhà, và đã chuyển sang làm một ngành nghề khác.

Đề xuất thứ ba liên quan đến tài trợ các chương trình hội nghị ảo, triển lãm ảo cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú và trung tâm hội nghị. Các chương trình quản lý nhân sự, chương trình tiết kiệm năng lượng cũng nên được cân nhắc tài trợ.

Theo ông Quỳnh, một số doanh nghiệp hiện có các ý tưởng để kinh doanh sau dịch nhưng chưa dám thực hiện do không có ngân sách. Vì vậy Đà Nẵng có thể tài trợ để doanh nghiệp phát triển thêm một mảng mới, ví dụ như chuyển sang mô hình “Bếp Đám Mây”, dịch vụ cung cấp các món ăn theo mô hình mới, mở ra các trung tâm tư vấn về các ngành nghề phụ trợ cho khách sạn, resort như spa, đào tạo, thẩm định cũng như các công ty kinh doanh thương mại điện tử du lịch…

Các chương trình quảng bá của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng như một số tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế và trong nước cũng cần được tài trợ từ thành phố để tạo nên một tiếng vang lớn.

“Có các chính sách mạnh mẽ và thiết thực hơn để hỗ trợ các đoàn khách MICE trong nước và quốc tế tới Đà Nẵng”, ông Quỳnh chia sẻ. “Hỗ trợ này nên phải bằng các hình thức như bổ sung một số chương trình giải trí miễn phí, hỗ trợ giá phòng và/hoặc hỗ trợ vé máy bay….

Tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ giữa Đà Nẵng với các tỉnh thành để trao đổi khách du lịch nội địa, xúc tiến du lịch, tài trợ các chuyến bay trong nước và quốc tế tới Đà Nẵng là những đề xuất khác.

Nhân Tâm
Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đà Nẵng tổ chức loạt sự kiện chào Giáng sinh và...

0
(SGTT) - Từ ngày 14-12-2024 đến 2-1-2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang...

Mở đường bay thẳng từ Đà Nẵng đến Ahmedabad của Ấn...

0
(SGTT) - Đường bay mới từ Đà Nẵng đến Ahmedabad, Ấn Độ đã được khai thác từ ngày 24-10, theo Báo Đà Nẵng. Mở...

Huế muốn thu hút nhiều du khách hơn từ Úc

0
(SGTT) - Thông qua việc tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu thương hiệu du lịch “Miền di sản diệu kỳ - Amazing...

Đà Nẵng: Khởi tranh giải golf quốc tế lần thứ 3...

0
(SGTT) - Giải BRG Open Golf Championship Danang 2024 đã bắt đầu khởi tranh từ hôm nay (28-8) thông qua khai mạc Giải giao...

Lặn biển nhặt rác, giải cứu san hô ở bán đảo...

0
(SGTT) - Ngày 24-8, tại bãi biển Mân Thái, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng...

Đà Nẵng phát động cuộc thi thiết kế mô hình check-in...

0
(SGTT) - Tháng 8-2024, cuộc thi Thiết kế mô hình check-in du lịch “Tận hưởng Đà Nẵng – Enjoy Danang 2024” chính thức khởi...

Kết nối