Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Đã có 47 ca nhiễm Covid-19 âm tính 3 lần

Tính đến 6:00 ngày 26-8, Việt Nam có tổng cộng 687 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25-7 đến nay là 547 ca.

Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 6:00 ngày 26-8, Việt Nam có tổng cộng 687 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25-7 đến nay là 547 ca.

Tính từ 18:00 ngày 25-8 đến 6:00 ngày 26-8, Việt Nam không có ca mắc mới và cũng không có ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Về số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 71.821 ca, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện (1.963 ca), cách ly tập trung tại cơ sở khác (20.237 ca) và cách ly tại nhà, nơi lưu trú 49.621 (ca).

27 ca tử vong, điều trị khỏi 592 ca

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 là 53, lần 2 là 67 và lần 3 là 47. Số ca tử vong là 27 ca, trong khi số ca điều trị khỏi là 592 ca. Trong ngày 25-8 đã có bốn bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động các cơ sở y tế không đảm bảo an toàn

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 19-8 đến nay, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng, tuy nhiên có một trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh ra viện nhưng dương tính trở lại với SARS-CoV-2 (bệnh nhân 345).

Ngoài ra, còn có một trường hợp người Hà Nội xuất cảnh sang Nhật có kết quả xét nghiệm dương tính và vẫn có những trường hợp tiếp xúc liên quan với ca bệnh tại ổ dịch ở Hải Dương. Theo Sở Y tế nhận định, những trường hợp này có thể là nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng nếu không nắm bắt thông tin kịp thời, chủ động giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Đại diện Sở Y tế cho biết từ ngày 21-8 đến 25-8, cơ quan này đã tổ chức khám sàng lọc 1.587 bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt, khó thở. Còn tính trong vòng 20 ngày gần đây, ngành đã khám sàng lọc cho 7.384 bệnh nhân.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng tiến hành kiểm tra các bệnh viện công lập và tư nhân, đình chỉ hoạt động các cơ sở không đảm bảo an toàn.

“Sở kiến nghị thành phố chỉ đạo các quận huyện tiến hành kiểm tra công tác khám sàng lọc ở gần 3.400 các phòng khám tư nhân đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn. Đây cũng là một nguy cơ lớn nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch”, TTXVN dẫn lời Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà.

Việt Nam có phần mềm trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tiên lượng Covid-19

DrAid™ giúp phát hiện nhanh các dấu hiệu bất thường dựa trên ảnh X-quang ngực thẳng trong vòng 5 giây, kết hợp cùng xét nghiệm PCR để nâng cao độ chính xác, giảm thiểu tình trạng âm tính giả Covid-19.

Tập đoàn Vingroup đã trao tặng Bộ Y tế phần mềm DrAid™ cùng các thiết bị đi kèm để hỗ trợ đánh giá tiên lượng trong điều trị Covid-19.

DrAid™ là phần mềm AI đầu tiên tại Việt Nam do Công ty VinBrain (Tập đoàn Vingroup) phát triển từ năm 2019 nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi, tim và xương dựa trên X-quang và đang được triển khai tại 12 bệnh viện, 1 phòng khám và 1 hệ thống xe chụp X-quang lưu động tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

DrAid™ giúp phát hiện nhanh các dấu hiệu bất thường dựa trên ảnh X-quang ngực thẳng trong vòng chưa đầy 5 giây, kết hợp cùng xét nghiệm PCR để nâng cao độ chính xác, giảm thiểu tình trạng âm tính giả Covid-19, hỗ trợ tăng tính nhất quán và chuyển giao kiến thức của bác sĩ từ tuyến trung ương tới cơ sở.

Hội chẩn quốc gia các ca nặng
Bộ Y tế tổ chức hội chẩn quốc gia các ca nhiễm Covid-19 tiên lượng nặng. Ảnh: TTXVN

Chiều 25-8, Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19 đã kết nối với các điểm cầu bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19 trên cả nước để hội chẩn quốc gia về tình hình điều trị bệnh nhân.

Chủ trì tại điểm cầu Trung tâm là giáo sư Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Ông nhận định hiện nay vẫn còn nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 trong tình trạng nặng, các chuyên gia đang nỗ lực hết mình để cứu sinh mạng các bệnh nhân này.

Giáo sư Bình cho hay không có công thức điều trị cho các bệnh nhân mà mỗi bệnh nhân cần căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh việc sử dụng thuốc và các chỉ định lâm sang, cận lâm sàng.

Theo thông tin tại buổi hội chẩn, trong số 406 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế có 30 trường hợp tiên lượng nặng. Trong số này có 15 bệnh nhân rất nặng, nhiều trường hợp có nguy cơ tử vong cao.

Hồng Ngọc

Tổng hợp từ TTXVN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục...

0
(SGTT) - Khi nhắc đến các bệnh lý về mắt do lão hóa, lão thị và đục thủy tinh thể thường xuất hiện nhiều nhất...

Hiểu về thuốc giảm cân trước khi sử dụng

0
(SGTT) - Giảm cân luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, và thuốc giảm cân đã trở thành lựa chọn hấp...

10 thực phẩm trong tủ lạnh nên tránh để bảo vệ...

0
(SGTT) - Tủ lạnh thường được coi là nơi lưu trữ thực phẩm nhưng không phải tất cả thực phẩm được bảo quản trong...

Cân nặng lý tưởng không chỉ được đánh giá bằng chỉ...

0
(SGTT) - Cân nặng lý tưởng không chỉ là con số trên thang đo mà nó còn phản ánh sức khỏe tổng thể của...

Sở Y tế TPHCM: người dân cảnh giác với dịch vụ...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo có nội dung về thay...

Rủi ro và cách phòng tránh các vấn đề về mắt...

0
(SGTT) - Sử dụng kính áp tròng mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe mắt nếu...

Kết nối