Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Cuối tuần, xuống bếp nấu ngay món lẩu quốc tế có công thức từ 300 năm trước

(SGTT) – Khác với gợi ý đặt món hoặc ra quán thưởng thức, tuần này, Trưa nay ăn gì sẽ giới thiệu và chia sẻ đến bạn đọc văn hóa ẩm thực và cách nấu món lẩu phô mai nổi tiếng của quốc gia Thụy Sĩ.

Nhắc đến phô mai, nhiều thực khách Việt Nam thường nghĩ đến lẩu kim chi bánh gạo phô mai của Hàn Quốc. Thế nhưng, tại Thụy Sĩ tồn tại món lẩu cũng từ nguyên liệu béo ngậy này mà hiện nổi tiếng khắp nơi – lẩu phô mai (Fondue).

Bắt nguồn từ những người nông dân ở vùng núi Alpine khi nấu lẩu phô mai từ rượu, tỏi, thảo mộc, phô mai; món ăn này dần được người dân đồng bằng đón nhận và biến tấu trên chính các loại phô mai đặc sắc của Thụy Sĩ.

Cũng từ sự pha trộn văn hóa vùng miền mà lẩu phô mai có nhiều cách nấu, ứng dụng loại phô mai khác nhau (Gruyère, Vacherin, Emmental). Vậy nhưng, tựu chung lại một nồi lẩu phô mai nhất định phải gồm một số thành phần thực phẩm, nguyên liệu cơ bản như xúc xích, thịt xông khói, salami, khoai tây, nấm và dùng kèm bánh mì cắt khúc vừa ăn.

Ngay cả bánh mì, dù chỉ là thức ăn kèm theo mà nó vẫn có một số nguyên tắc chọn lựa phù hợp, đó là bánh mì tròn, vỏ dày, ruột thì màu trắng. Rồi khi thưởng thức, thực khách phải thật khéo léo làm sao để vụn bánh mì không rơi vào nồi lẩu phô mai đang sôi ùng ục.

Một số công thức phổ biến của lẩu phô mai: Fondue moitié-moitié – công thức nền với một nửa phô mai Gruyère và nửa còn lại là Vacherin. Trong khi đó, phiên bản Fondue fribourgeoise gồm phô mai kem mềm và nước.

Nồi dùng để đựng phô mai không phải loại kích cỡ to như các nồi lẩu tại Việt Nam, kích thước chúng chỉ nhỉnh hơn kích cỡ tô cơm. Điều này giải thích bởi văn hóa ẩm thực của người phương Tây là nghiêng về trình bày, thưởng thức một lượng vừa đủ để cảm nhận hết sự đặc sắc của món ăn. Cứ thế, cồn hoặc nến là chất tạo nhiệt, đun nóng nồi phô mai nổi bọt li ti bởi độ sôi vừa phải.

So với món lẩu kim chi bánh gạo phô mai thì món ăn này mang độ béo ngậy hơn bởi nước lẩu chính là từ phô mai tan chảy. Lần đầu thưởng thức, mọi người có thể đôi chút lạ lẫm nhưng rồi dần dần chính những nguyên liệu nấu kèm lại trung hòa vị béo, bật dậy vị chua, mặn, ngọt, the cay đặc trưng.

Nếu như người Việt dùng lẩu cần đến môi hay vá múc nước thì người Thụy Sĩ dùng lẩu phô mai chỉ với một chiếc nĩa có độ dài ngang chiếc đũa. Lý giải điều này bởi nước phô mai chỉ là phần nền để tạo hương vị cho món ăn nên chỉ cần áo qua các loại thực phẩm là đã đủ dùng, cứ thế dùng món gì, lấy nĩa xiên đến đó.

Khi bữa tiệc gần kết thúc, phần nước phô mai kẹo lại thì thực khách cũng không nên vội bỏ đi, bởi chỉ cần tắt lửa, dùng dao cạy phần phô mai hơi cháy xém này và thưởng thức thì như đang dùng phô mai xông khói.

Có cái hay ở món lẩu này là nó hợp vị dù thưởng thức trong tiết trời nóng hoặc lạnh. Tại TPHCM, không có nhiều nhà hàng phục vụ món ăn này nên bạn phải đành trổ tài đầu bếp thực hiện qua công thức đơn giản sau đây:

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa trưa mới lạ cùng cơm cá ngừ Hàn Quốc

0
(SGTT) – Trong bữa trưa quốc tế hôm nay, "Trưa nay ăn gì" chọn giới thiệu món ăn Hàn Quốc có thành phần nguyên...

Trưa nay ăn gì: Đổi vị Pad Thái khi có thêm...

0
(SGTT) – Pad Thái là món ăn quen thuộc của người Thái, hôm nay, món ăn này có thêm "phiên bản" mới lạ khi...

Bữa trưa nhanh gọn chọn tàu hũ ky cuộn tôm

0
(SGTT) - Tàu hũ ky là thực phẩm đặc sắc bởi sau chiên chúng có độ giòn rụm khó quên. Nguyên liệu này hôm...

Béo thơm chân giò hầm Hàn Quốc trưa thứ Sáu

0
(SGTT) – Một bữa trưa quốc tế lại đến, "Trưa nay ăn gì" chọn giới thiệu đến thực khách món ăn mang phong vị...

Bữa trưa quốc tế với Lechon – món ăn đặc trưng...

0
(SGTT) – Nếu bạn muốn khám phá hương vị độc đáo của ẩm thực Philippines, Lechon là một lựa chọn không thể bỏ qua. ...

Trưa nay ăn gì: Chút dư vị hải sản với mì...

0
(SGTT) – Mì Ý là món ăn khá phổ biến tại các nhà hàng ẩm thực Âu. Kèm theo sợi mì Ý là những...

Kết nối