Thứ ba, Tháng năm 13, 2025

Cười bao lâu nữa?

Lê Triết -

Còn bao lâu thời gian để cá vẫn mỉm cười cạnh những người nông dân dịu dàng trên dòng Mekong? – như câu kết của bài viết bên cạnh.

Có lẽ, những con đập đã và còn tiếp tục mọc lên trên thượng nguồn dòng sông này sẽ trả lời được câu hỏi ấy cho lũ cá cũng như cho cộng đồng cư dân đông đảo sống trong lưu vực sông.

Ngày đó bao lâu, chưa biết! Nhưng hiện tại, các cộng đồng ở các quốc gia hạ nguồn sông Mekong đã báo cáo trữ lượng cá đang cạn kiệt dần trong vài năm gần đây, và cho rằng nguyên nhân nằm ở các con đập, theo bài báo đăng trên South China Morning Post mới đây.

Những ngư dân như anh Sles Hiet người Campuchia không hiểu được tại sao bây giờ có ít cá hơn trước, nguồn cơn khiến anh nghèo khó hơn. Ảnh: AFP

Sles Hiet, một ngư dân người Campuchia, sinh sống bên dòng Mekong bao dung – con sông rộng lớn nuôi hàng chục triệu người mà giờ đây đang bị đe dọa bởi những con đập. Người đàn ông 32 tuổi này ở trên một nhà thuyền ọp ẹp, xuôi ngược dọc theo con sông chảy qua tỉnh Kandal, nói rằng lượng cá đánh bắt hàng ngày đã giảm đi trong năm qua.

“Chúng tôi không biết tại sao bây giờ có ít cá hơn trước”, anh nói về một điều khó hiểu đã khiến anh lún sâu vào vũng lầy nghèo khó.

Đó cũng là lời thở than được nghe thấy ở những ngôi làng dọc theo con sông trườn mình từ cao nguyên Tây Tạng qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ vào biển Đông. 

Với chiều dài gần 4.800 cây số, sông Mekong là nơi có ngành đánh bắt cá nội địa lớn nhất thế giới, giúp nuôi sống khoảng 60 triệu người dọc lưu vực sông. Nó còn là con sông có sự đa dạng sinh học thứ hai thế giới, chỉ sau Amazon.

Thế nhưng, theo Tổ chức Sông ngòi quốc tế được đề cập trong bài viết của South China Morning Post, trên thượng nguồn dòng sông hiện Trung Quốc đã đặt 6 con đập, đồng thời đang đầu tư hơn một nửa trong số 11 con đập được quy hoạch ở phía nam hạ nguồn.

Các nhóm môi trường cảnh báo sự tắc nghẽn dòng chảy gây ra bởi các con đập đe dọa nghiêm trọng tới môi trường sống của các loài cá do phá vỡ dòng di cư của chúng, chặn dòng chảy mang các trầm tích giàu chất dinh dưỡng quan trọng bổ sung cho lòng sông, chưa kể việc hàng chục ngàn người phải di dời bởi nguy cơ lũ lụt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận đầy đủ, do thiếu dữ liệu cơ sở cũng như tính chất phức tạp của hệ sinh thái con sông.

Mặc dù vậy, việc biến đổi dòng chảy sông Mekong trước mắt đã ảnh hưởng đến nghề đánh bắt cá, đến những cư dân sống trong lưu vực sông, như trường hợp anh ngư dân người Campuchia tên Sles Hiet. 

"Chúng tôi phụ thuộc vào con sông Mekong. Dù bây giờ có ít cá hơn nhưng chúng tôi vẫn phải cố bám lấy, vì chẳng có công việc nào khác và cũng không có đất để canh tác", Sles Hiet nói.

Còn ông Maureen Harris, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Sông ngòi quốc tế, nhận định rằng sự biến đổi này sẽ có tác động đến những cộng đồng cư dân địa phương khó khăn nhất đang sống dọc theo con sông.

Bài trước
Bài tiếp theo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

20 chuyến đi bộ đường dài lý tưởng nhất thế giới

0
(SGTT) – Tạp chí Time Out vừa giới thiệu danh sách 20 cung đường hiking (đi bộ đường dài) tuyệt nhất thế giới. Danh...

Đã đến lúc lập sàn giao dịch dữ liệu chưa?

0
(SGTT) - Khả năng thu thập, xử lý và khai thác dữ liệu đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh với sự tăng...

Cô Tô làm mới du lịch biển đảo với sản phẩm...

0
(SGTT) - Bước vào cao điểm du lịch hè, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) thu hút đông đảo du khách nhờ loạt sản...

Khám phá ẩm thực Phú Yên nhân mùa lúa chín về

0
(SGTT) - Vào khoảng cuối tháng 4, nhiều cánh đồng lúa ở Phú Yên bắt đầu bước vào mùa thu hoạch. Các khu vực...

Giảm tiếp 1 triệu đồng, giá vàng miếng về mốc 120...

0
(SGTT) - Chiều nay (12-5), giá vàng tại một số nơi tiếp tục giảm thêm 1 triệu đồng mỗi lượng. Giá vàng miếng về...

Thử làm món ngon từ phần lòng giá rẻ hơn lòng...

0
(SGTT) - Thay vì bỏ ra vài triệu đồng để mua ký lòng se điếu trong nỗi băn khoăn liệu có là lòng thật...

Kết nối