Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Cuộc sống có an toàn khi mọi thứ “smart”?

THÁI HÀ -

Nhờ có Internet mọi thứ trở nên thông minh và kết nối nhiều hơn. Nhưng một khi những thiết bị quanh ta trở nên như vậy thì liệu nó có mang đến cho con người một cuộc sống an toàn hơn?

Chiếc tủ lạnh đưa sữa vào danh mục mua sắm khi lượng sữa để trong tủ xuống thấp. Tài khoản tự động đẩy tiền vào mục tiết kiệm khi tiền được công ty bơm vào tài khoản. Máy giặt tự động báo vào smartphone rằng nó cần được vệ sinh. Đó là điều mà “Internet of Things” – IoT (tạm dịch Internet cho vạn vật) quả như phép màu nhiệm mà trong tương lai gần ai cũng có thể trải nghiệm.

Nhưng cái gì cũng có hai mặt bởi kết nối mọi thứ có thể tạo ra những rắc rối. Ví dụ, đối với chiếc tủ lạnh thông minh, khi một chức năng của nó gặp sự cố thì đó chỉ là một điều rắc rối. Nhưng nếu thiết bị vi mạch điều khiển giúp kết nối mô tơ, bình gas, tủ mát… của nó gặp sự cố thì sẽ xảy ra một triệu rắc rối, và chiếc tủ thông minh này sẽ biến thành chiếc chạn bát tầm thường với những cánh cửa nặng trịch.

Hai chuyên gia nghiên cứu về an ninh mạng Charlie Miller và Chris Valasek ngồi ở tầng hầm nhà Miller sử dụng máy tính hack vào hệ thống IoT của chiếc Jeep đang lăn bánh.
Hai chuyên gia nghiên cứu về an ninh mạng Charlie Miller và Chris Valasek ngồi ở tầng hầm nhà Miller sử dụng máy tính hack vào hệ thống IoT của chiếc Jeep đang lăn bánh.

Gần đây, trang web về công nghệ Wired đã làm một thực nghiệm. Phóng viên Andy Greenberg của Wired lái chiếc xe Chrysler Jeep Cherokee có tích hợp IoT trên đường cao tốc. Hai chuyên gia nghiên cứu về an ninh mạng Charlie Miller và Chris Valasek ngồi ở tầng hầm nhà Miller sử dụng máy tính hack vào hệ thống IoT của chiếc Jeep đang lăn bánh trên đường, tước toàn quyền điều khiển xe của Greenberg, vặn máy lạnh lên hết cỡ, đổi nhạc, bật cần gạt nước, tăng tốc… Greenberg trong xe lạnh cóng, há hốc miệng và không thể làm gì.

Bạn thử tưởng tượng ngày nào đó, trên chiếc xe thông minh mà bạn tự hào với đồng nghiệp, tay hacker nào đó biến tính mạng và chiếc xe của bạn thành trò tiêu khiển như thế khi tay hacker đó chỉ cần biết địa chỉ IP của chiếc xe, và địa chỉ mạng của nó trên Internet. Sau cuộc thử nghiệm trên, hãng Chrysler đã nhanh chóng triệu hồi 1,4 triệu chiếc xe Jeep này về để khắc phục chức năng bảo mật nhưng không chắc họ đã sửa hết lỗi. Và không chỉ Chrysler, nếu xe của họ bị hack thì xe của BMW, GM hay Tesla cũng có thể bị hack.

Internet mới đầu được sinh ra nhằm kết nối những con người tin tưởng lẫn nhau, như những nhà nghiên cứu cùng một trường đại học, hay những người làm cùng công ty. Nó chưa bao giờ có được một dạng thức bảo vệ thích hợp mà nó cần. Khi Internet phát triển từ vài ngàn người dùng lên hơn 3 tỉ người dùng như hiện nay, các nỗ lực thắt chặt bảo mật bị cản trở bởi giá thành, tầm nhìn thiển cận và những lợi ích cạnh tranh.

Khi chính Internet còn không được bảo vệ một cách thích đáng thì những gì xây dựng trên nền Internet như IoT đều không đáng tin cậy. Có Internet của mọi thứ cũng sẽ sản sinh ra những tay hacker mọi thứ (Internet of Hacked Things). Tuần trước, tại hội thảo về bảo mật thông tin hàng năm Def Con, các nhà nghiên cứu đã lập một trang web gọi là “Internet of Things village” để trình bày cách họ có thể hack vào mọi vật dụng được điều khiển bằng Internet như máy trông trẻ, camera an ninh, bộ điều nhiệt trong nhà…

Trở lại với ngành công nghiệp xe hơi, nghiên cứu và sản xuất ra những chiếc xe thông minh là mệnh lệnh đối với các hãng xe nếu họ muốn trụ lại trên thị trường trong tương lai. Nhưng không công ty nào muốn bỏ chi phí khổng lồ để vá những lỗ hổng về bảo mật trong hệ thống máy tính điều khiển xe. Cần phải có những chế tài của các cơ quan quản lý từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản về việc phải đảm bảo khâu bảo mật này.

Trước năm 1965, các nhà sản xuất xe hơi đều chống đối lại việc chi tiền ra nghiên cứu sản xuất các thiết bị an toàn như dây đai an toàn, túi hơi... Năm 1965, nhà hoạt động xã hội Ralph Nader xuất bản tài liệu Không an toàn ở bất kỳ tốc độ nào khiến những cuộc tranh luận xã hội nổ ra, luật pháp vào cuộc, và các hãng xe bắt buộc phải hợp tác phát triển những công nghệ đảm bảo an toàn cho người lái. Nay, trong thời đại IoT, cũng cần những cuộc tranh luận xã hội như thế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Xâm nhập mặn trên các cửa sông ở ĐBSCL bắt đầu...

0
(SGTT) - Bước vào tháng 12, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long bắt đầu tăng dần, ranh mặn 4g/l vào sâu...

Lưu ý cho người kinh doanh bánh mì sau câu chuyện...

0
(SGTT) - Liên quan đến vụ ngộ độc tập thể (hơn 300 người) nghi do ăn bánh mì ở TP Vũng Tàu mới đây,...

Những công trình kiến trúc nổi bật trong đề cử ‘Top...

0
(SGTT) - Nhà thờ Ka Đơn (Lâm Đồng), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay chùa Tiêu Dao (Hà Nội)… là những công trình...

Cocoon Việt Nam đồng hành cùng trẻ em vùng cao qua...

0
(SGTT) - Thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon và Trung tâm UNESCO Hợp tác Giáo dục và Văn hoá Việt Nam (UNESCO-CEP) mới...

Hàn Quốc kỳ vọng đón 600.000 du khách Việt trong năm...

0
(SGTT) – Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, lượng khách du lịch Việt Nam đến Hàn Quốc kỳ vọng...

Bắc bộ sắp đón thêm đợt không khí lạnh, khả năng...

0
(SGTT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng từ ngày 5 đến ngày 6-12, Bắc bộ sẽ đón...

Kết nối