Thứ Năm, Tháng 7 10, 2025

Công nhận 29 điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2025

(SGTT) – Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa tổ chức Họp mặt “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL” lần thứ III năm 2025, trao quyết định công nhận 29 điểm du lịch tiêu biểu trong khu vực. Trong đó, có 28 điểm được tái công nhận và một điểm được công nhận mới.

Cụ thể, tại An Giang (mới) có các điểm gồm Khu du lịch Núi Cấm, Khu phức hợp Hòa Giang, Di tích Thắng cảnh Mũi Nai và Điểm du lịch Thạch Động.

Khu du lịch Núi Cấm. Ảnh: Dương Việt Anh

Tỉnh Cà Mau (mới) có Quảng trường Hùng Vương, Khu nhà công tử Bạc Liêu, Khu du lịch Nhà Mát, Khu Quán Âm Phật Đài, Khách sạn Sài Gòn - Bạc Liêu và Khu Điện gió.

Tại thành phố Cần Thơ (mới), các điểm được công nhận gồm Chợ nổi Cái Răng, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh và Làng du lịch sinh thái Ông Đề.

Ở Đồng Tháp (mới) có Khu du lịch Tràm Chim, Di tích Xẻo Quít, Khu du lịch văn hóa Phương Nam và Trung tâm nuôi trồng - nghiên cứu - chế biến dược liệu (Trại rắn Đồng Tâm thuộc Cục Hậu cần Quân khu 9).

Ở Vĩnh Long (mới), danh sách gồm Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lăng Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn, Khu du lịch cộng đồng Cồn Chim, Khu du lịch Cồn Phụng, Nhà khách Bến Tre, Ben Tre Riverside Resort, Khách sạn Việt Úc – Bến Tre và Nhà hàng nổi TTC – Bến Tre.

Điểm duy nhất được công nhận mới năm nay là Khu du lịch Lan Vương thuộc tỉnh Bến Tre (cũ).

Khu du lịch cộng đồng Cồn Chim. Ảnh: Khương Nhựt Minh

Hiện toàn vùng ĐBSCL có 63 điểm được công nhận là “Điểm du lịch tiêu biểu”. Các loại hình được xét chọn bao gồm khu, điểm du lịch tổng hợp; di tích văn hóa – lịch sử; công trình kiến trúc nghệ thuật; vườn quốc gia, vườn sinh thái; cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên và các cơ sở nghề truyền thống có phục vụ du lịch.

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, nhấn mạnh, việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có giá trị cao sẽ góp phần gia tăng sức hấp dẫn của điểm đến trong mắt du khách.

Cùng với đó, Hiệp hội sẽ phối hợp đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá nhằm giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư và du khách trong nước lẫn quốc tế dễ dàng nhận diện các điểm đến tiêu biểu, góp phần thúc đẩy ngành du lịch ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững và có chiều sâu.

Huỳnh Biển

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

ĐBSCL đón hơn 35 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu...

0
(SGTT) – Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt trên 35,19 triệu...

Lần đầu đưa mô hình giáo dục giải trí công nghệ...

0
(SGTT) - Không cần đến Singapore hay Thái Lan, từ ngày 26-4, người yêu công nghệ và học sinh có thể trải nghiệm mô...

Để du lịch đường sông ĐBSCL ‘xuôi chèo mát mái’, quy...

0
(SGTT) - Các tuyến du lịch đường sông từ TPHCM kết nối đến Đồng bằng sông Cửu Long cũng như giữa các địa phương...

Học nấu món miền Tây bên dòng sông Tiền

0
(SGTT) - Nằm êm đềm bên dòng sông Tiền, du khách đến Mekong Riverside Boutique Resort & Spa (thành viên Sáng kiến Điểm đến...

Liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL: Cần sản phẩm...

0
(SGTT) – Thời gian qua, các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL đã đi...

Phát triển du lịch địa phương cần dựa vào ‘sắc màu...

0
(SGTT) – Ngoài yếu tố tâm linh, đa số các địa phương vùng Tây Nam Bộ, do có nét tương đồng về cảnh quan...

Kết nối