Chủ Nhật, Tháng mười hai 1, 2024

Con đường đưa thêm tính năng vào công nghệ QR code

Mỹ Huyền-

Các nhà sản xuất thường không trực tiếp trao đổi với người tiêu dùng dùng sản phẩm của mình dẫn đến việc ra sản phẩm chưa đáp ứng sát nhu cầu thực tế của khách hàng. Startup Webdidit Solutions đã tạo ra cầu nối bằng công nghệ QR code, giúp tiện lợi hơn cho marketing và dự đoán thị hiếu trên thị trường.

Wedidit Solutions có kế hoạch thâm nhập nhiều thị trường nước ngoài.

Nhận biết người tiêu dùng Việt Nam hiện đã có thói quen sử dụng công nghệ để kiểm tra thông tin trên mạng về những sản phẩm dự định mua, công ty TNHH Wedidit Solutions đã tạo ra sản phẩm Komorebi sử dụng giải pháp điện toán đám mây để phát triển dữ liệu kết hợp công nghệ QR code (mã phản hồi nhanh) làm cổng giao tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Wedidit Solutions được thành lập bởi giảng viên Eytan Schmal và sinh viên Nguyễn Thanh Tú (sinh năm 1993) cùng của Trường Đại học RMIT Việt Nam. Cơ sở để cả hai đưa ra sản phẩm Komorebi xuất phát từ nhận định của giảng viên Eytan Schmal rằng hầu hết các doanh nghiệp trong nước đang áp dụng các phương pháp chưa triệt để và không theo kịp thị hiếu khi tiếp cận người tiêu dùng. Đó bởi vì các doanh nghiệp thường không làm việc trực tiếp với người tiêu dùng mà phải qua nhiều khâu trung gian như các nhà phân phối, bán lẻ khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường; chỉ có số lượng nhỏ các công ty có mạng lưới phân phối trực tiếp. Vì vậy, nhà sản xuất khó biết chính xác đối tượng tiêu thụ sản phẩm của mình là ai. Kể cả khi doanh nghiệp đi thuê một công ty khác để nghiên cứu đối tượng khách hàng, nhưng các cuộc khảo sát này không diễn ra thường xuyên, nên đối tượng của khảo sát có thể không nằm trong nhóm khách hàng thực tế của doanh nghiệp, hoặc kết quả nghiên cứu đã lạc hậu. Do đó cần một cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng để có thể cập nhật đối tượng khách hàng và sản xuất các sản phẩm phù hợp hơn.

Thanh Tú đã mang ý tưởng về giải pháp Komorebi đến thuyết trình tại Chương trình ETHOS II (Entrepreneurial Talents’ House of Opportunities and Support II) được tổ chức bởi Ngân hàng thế giới, dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc cùng với 20 đội từ nhiều nước khác vào tháng 1-2016. Ý tưởng này đã được các chuyên gia tại cuộc thi khen ngợi, khuyến khích thực hiện. Trong suốt năm 2016 dùng để nghiên cứu và phát triển thị trường, Tú đã tiếp xúc khoảng 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thoạt tiên, anh đã gặp nhiều khó khăn lớn do Komorebi vẫn chưa có phiên bản demo mà chỉ có ảnh minh họa. Nhưng sau nhiều lần tiếp xúc, Thanh Tú nhận ra giải pháp của mình được sự quan tâm nhiều hơn từ những người làm tiếp thị có nhu cầu tìm hiểu khách hàng mình là ai. Sang năm 2017, Wedidit Solutions đã làm việc thể nghiệm cùng ba nhà sản xuất để đến cuối năm thì có sản phẩm hoàn thiện.

Những đổi mới trong kỹ thuật

Sử dụng công nghệ không mới là mã QR, được dùng phổ biến để kết nối các liên kết, mở các đường dẫn từ các ứng dụng hoặc thiết bị quét, Wedidit đã cải tiến mã QR Komorebi bằng cách áp lên mỗi đơn vị sản phẩm từ thông tin nguồn gốc, nguyên liệu, các chứng nhận đến mở rộng thành kênh giao tiếp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Cụ thể hơn, người tiêu dùng sử dụng điện thoại có cài các ứng dụng như Zalo, Facebook, Google để quét mã một cổng giao tiếp qua đường dẫn của web app sẽ được cung cấp. Giao tiếp với doanh nghiệp được thực hiện trên các giao diện mạng xã hội thông qua web app đó. Khi các giao tiếp này được thiết lập, nhà sản xuất có ngay thông tin về sản phẩm, lô hàng, nơi phân phối hàng mà người tiêu dùng đang sử dụng… Đối với thị trường văn hoá phẩm, cải tiến của Wedidit là đưa các phiên bản số của sản phẩm, video, tương tác cùng tác giả và người dùng khác vào đường dẫn của mã QR kèm theo sản phẩm. Từ đó người dùng có thể sử dụng trực tuyến bất cứ lúc nào nhưng vẫn bảo đảm tác quyền. Mới đây, khi làm việc với ca sĩ Mỹ Linh, nữ ca sĩ này đã có thể gửi các tác phẩm mới của cô vào mã để tạo sự kết nối với người nghe.

Dự định trong năm 2018

Đến nay Wedidit Solutions đã có sáu khách hàng. Nhìn lại chặng đường phát triển của công ty và sản phẩm Komorebi, Thanh Tú cho rằng chính sự hiểu biết về kỹ thuật của thầy Eytan cùng kinh nghiệm của bản thân về thị trường Việt Nam đã đóng góp rất nhiều. Trong năm 2018, công ty sẽ cập nhật thêm các phương thức đăng nhập khác, phù hợp với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng có thể sử dụng cổng mã QR làm kho chứa thông tin hoá đơn, mã bảo hành hay khuyến mãi từ nhà sản xuất… Công ty cũng có kế hoạch thâm nhập Israel, nơi có thị trường bán lẻ phát triển và cởi mở với công nghệ, để làm phép thử trước khi vào thị trường Mỹ và châu Âu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mâm tiệc cơm niêu món chay cho ngày 1-11 Âm lịch

0
(SGTT) – Hôm nay, ngày mùng 1 tháng 11 Âm lịch, "Trưa nay ăn gì" giới thiệu đến bạn đọc mâm cơm niêu độc đáo,...

Trải nghiệm cắm trại cuối tuần tại suối Đạ Huoai

0
(SGTT) - Suối Đạ Huoai nằm tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, bắt nguồn từ các dòng suối nhỏ trong núi. Hai bên...

Buổi sáng thử vị mì gà người Hoa với xá kén...

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, một số tiệm mì người Hoa có chuẩn bị thêm gia vị xá kén để phục vụ thực...

Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 740 điểm sạt lở

0
(SGTT) - Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 743 điểm sạt lở với tổng chiều dài 794km. Trong đó, có 168 điểm sạt...

Nha Trang đón gần 500 khách quốc tế trên chuyến tàu...

0
(SGTT) - Sáng 30-11, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đón đoàn tàu hỏa xuyên Việt đưa 462 du khách...

Đưa công nghệ đo sóng não EEG với người lái Audi...

0
(SGTT) - Công nghệ đo sóng não EEG (công nghệ Điện não đồ) - một bước đột phá giúp khách hàng không chỉ trải...

Kết nối