Thứ hai, Tháng năm 26, 2025

Cơ hội cho người học ngoại ngữ “hiếm”

Mỹ Huyền-

Ngoài tiếng Anh và một số ngoại ngữ sử dụng nhiều, người học các ngoại ngữ ít phổ biến tại Việt Nam hơn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả Rập, Indonesia, Thái Lan... cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn trước.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, Phó trưởng Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (ĐH KHXH&NV), các ngoại ngữ hiếm như Tây Ban Nha, Ả Rập, Indonesia và Thái Lan hiện được đào tạo tại trường cùng với kiến thức về đất nước đó để đáp ứng nhu cầu ngoại giao và phát triển du lịch.

Đồng thời, Việt Nam và các quốc gia kể trên hiện nay cũng hợp tác kinh doanh nhiều hơn. Những người thông thạo một trong các ngoại ngữ này có thể trở thành nhân viên của các cơ quan ngoại giao, hướng dẫn viên du lịch, dạy ngoại ngữ, biên-phiên dịch viên tại Việt Nam hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc ở các nước.

 2-Trường-Đại-học-KHXH&NV-TPHCM-là-nơi-đào-tạo-các-bộ-môn-ngoại-ngữ-hiếm.-Trong-ảnh-là-sinh-viên-tốt-nghiệp-bộ-môn-Indonesia.-Ảnh--Thanh-VânThanh niên tham gia ngày hội việc làm ở TPHCM hồi tháng 10 năm 2017.  Ảnh: Đăng Nam

Ngành nghề đa dạng

Vì số người thành thạo ngoại ngữ hiếm ở TPHCM không nhiều, nên cơ hội có việc làm đối với sinh viên các bộ môn này tương đối cao. Theo tiến sĩ Tuấn, các công ty Tây Ban Nha, Ả Rập, Indonesia... đang kinh doanh tại Việt Nam thường tìm đến trường ĐH KHXH&NV TPHCM để tìm nhân lực nên sinh viên đang theo học các ngôn ngữ liên quan có thể tìm được việc làm từ sớm.

Hiện đang làm việc cho một công ty du lịch của Indonesia, chị Dương Thị Nga cho biết chị học tiếng Indonesia từ năm 2015. Trong quá trình học, chị cũng làm thêm công việc liên quan ngoại ngữ mình học. Sau khi ra trường, chị làm việc ở Lãnh sự quán Indonesia một thời gian rồi chuyển sang lĩnh vực du lịch cho đến nay.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Huyền Trang cũng đang làm việc tại công ty dược phẩm Pharos của Indonesia sau khi tốt nghiệp bộ môn Indonesia. Theo chị Trang, đây là ngoại ngữ không quá khó và nếu biết tận dụng những cơ hội việc làm, người học có thể tìm được việc với mức lương tương đối.

Người học ngoại ngữ hiếm cũng có thể chọn cho mình con đường xuất khẩu lao động. Chị Lê Thảo Trâm, đã tốt nghiệp sau khi học bộ môn Ả Rập học tại ĐH KHXH&NV TPHCM, cho biết chị có nhiều cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp Ả Rập nên đã đi du học và ở lại làm việc. Sau thời gian làm phiên dịch viên cho các doanh nghiệp, chị quyết định mở công ty riêng. Chị cho biết: “Thông thạo tiếng Ả Rập giúp tôi hiểu cách kinh doanh cũng như dễ dàng thương lượng với đối tác các nước này. Người Ả Rập rất trân trọng ngôn ngữ của mình, chỉ riêng việc nói cùng ngôn ngữ đã lấy được niềm tin của họ”.

Định hướng nghề nghiệp

Theo chuyên gia tuyển sinh, người học ngoại ngữ hiếm nên có định hướng nghề nghiệp từ khi mới bắt đầu học. Tùy theo lựa chọn làm việc trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh hoặc nghiên cứu, sinh viên sẽ có cách đầu tư cho việc học hợp lý. Ngoài ra, biết về mức thu nhập cũng giúp người học chuẩn bị tốt hơn cho nghề nghiệp sau này. Thực tế, mức lương trung bình của những người thạo ngoại ngữ hiếm và có một năm kinh nghiệm trở lên khoảng 9-10 triệu đồng. Nếu chọn con đường xuất khẩu lao động, lương có thể từ 1.000 đô la Mỹ trở lên.

Đối với sinh viên, ngoài việc thông thạo ngoại ngữ mà mình theo học, cần trang bị kiến thức kinh tế, văn hóa của quốc gia đó để có nền tảng vững chắc. Tiến sĩ Tuấn cho biết sinh viên nên tìm hiểu đặc điểm nền kinh tế, cách thức kinh doanh... của những quốc gia sử dụng ngôn ngữ này.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể học thêm một số khóa chuyên môn ngắn hạn cũng như tiếng Anh để hỗ trợ công việc, thích ứng môi trường kinh doanh khác biệt so với Việt Nam. Các khoá chuyên môn có thể là quản trị kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự...

Ngoài việc thông thạo ngoại ngữ hiếm, người học cần tăng cường khả năng giao tiếp, cùng một số kỹ năng để tiếp cận nhiều loại công việc hơn. Sinh viên cũng cần tham gia các sự kiện giao lưu văn hoá với nước sử dụng ngôn ngữ mình đang theo học, tận dụng cơ hội để có học bổng du học.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hà Nội sẽ phá dỡ xong toà nhà ’Hàm cá mập’...

0
(SGTT) - UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) thông tin, trong tháng 6-2025 sẽ phá dỡ xong Tòa nhà “Hàm cá mập” để...

Người dân TPHCM giữa vòng vây chi phí

0
(SGTT) - Người dân tại các đo thị lớn như TPHCM hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khoản chi đều trong xu...

Nỗi lo thực phẩm siêu chế biến ảnh hưởng đến sức...

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, cộng đồng khoa học và y tế nước ngoài liên tục cảnh báo về sự gia tăng...

Bộ Y tế: Bệnh truyền nhiễm tăng tại các địa phương

0
(SGTT) - Trước nguy cơ gia tăng dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương...

Khám phá thác Sông Lẫm hoang sơ giữa núi rừng Lào...

0
(SGTT) – Thác Sông Lẫm nằm ở xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, ẩn mình giữa những vạt rừng xanh...

Hiểu nhanh trong năm phút loại gia vị không thể thiếu...

0
(SGTT) - Nếu mọi người từng thưởng thức món cà ri đậm đà hay ngửi thấy mùi thơm quyến rũ tỏa ra từ một...

Kết nối