Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Chuyên gia góp ý kiến về việc triển khai dự án vành đai 3 TPHCM

Chiều 11-3, lãnh đạo TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã có buổi hội thảo nhằm giới thiệu, lấy ý kiến các chuyên gia về việc triển khai, hoàn thiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TPHCM.

Vành đai 3 là điểm cốt lõi để phát triển kinh tế vùng

Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, cho rằng vành đai 3 nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế qua việc giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu thoát khỏi tắc nghẽn về giao thông.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng đây chính là cơ hội mà các bên có liên quan có thể tận dụng thời điểm để phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ xứng đáng với tiềm lực và đây chính là điểm cốt lõi để phát triển kinh tế vùng.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng yếu tố thời gian rất quan trọng khi thực hiện dự án, nếu triển khai dự án càng chậm càng thiệt hại. Ảnh: MH

“Đến nay, các đô thị tại vùng Đông Nam bộ đều đã hình thành nhưng vẫn chưa gắn kết được vì không có giao thông kết nối dẫn đến đô thị không phát triển”, ông Lịch nói thêm.

Theo ông Lịch, việc tắc nghẽn giao thông ảnh hưởng rất lớn và việc này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp hiện đang phải tốn chi phí logistics cao hơn bình thường.

“Có doanh nghiệp chia sẻ rằng chi phí vận chuyển hàng từ cảng Thị Vải – Cái Mép đi Tây Ninh còn mắc hơn đưa hàng từ Trung Quốc về cảng Cái Mép, như vậy thì rất khó cạnh tranh và hoàn thiện vành đai 3 chính là là giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp phát triển dễ dàng hơn”, ông Lịch nói.

Đồng quan điểm, Phó giáo sư Trần Đình Thiên, Nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng kinh tế vùng Đông Nam bộ tăng trưởng chậm là do hạn chế của hạ tầng giao thông.

Sơ đồ hệ thống vành đai, cao tốc, quốc lộ vùng TPHCM – Ảnh: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 3

Theo ông Thiên, TPHCM cần mạnh dạn đề xuất để thay đổi cách làm về hạ tầng hơn nữa và TPHCM phát triển về kinh tế đến mức nào thì đất nước cao đến mức đó.

“Toàn bộ cấu trúc giao thông của chúng ta cần phải thay đổi, chỉ một đường vành đai này đã tốt rồi nhưng có lẽ chỉ nên coi đó là một sự bắt đầu và chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa về hạ tầng giao thông”, ông Thiên chia sẻ.

Mặt khác, dự án vành đai 3 TPHCM khi đưa vào sử dụng sẽ giúp nâng cao hiệu quả đô thị cho TPHCM cực kỳ lớn, góp phần kết nối giữa trung tâm và ngoại vi thành phố bởi hiện tại tổ chức đô thị của TPHCM đang cực kỳ rủi ro.

Xin cơ chế riêng để tìm nguồn vốn triển khai dự án

Chia sẻ quan điểm về việc cách thức triển khai, nguồn kinh phí dự án, Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng cơ chế chỉ định thầu hiện nay chúng ta đã có các nghị quyết từ Quốc hội và nên căn cứ vào đó để triển khai dự án.

“Về ngân sách dự án, tôi kiến nghị cho Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo toàn bộ để khi triển khai dự án sẽ không gặp nhiều vướng mắc”, ông Lịch nói.

Theo ông Lịch, TPHCM nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung trong tương lai còn cần hoàn thiện, phát triển nhiều dự án giao thông khác như vành đai 4, các cao tốc kết nối TPHCM với những tỉnh, thành khác.

“Do đó, tôi kiến nghị TPHCM cùng các tỉnh, thành có thể thành lập một tổ chức vùng sau đó xin cơ chế riêng để có thể phát hành trái phiếu phát triển hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau đó dùng dòng tiền này để triển khai các dự án giúp giảm áp lực nguồn vốn”, ông lịch nói thêm.

Phó Giáo sư Trần Đình Thiên, Nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng cơ chế chỉ định thầu cần rõ ràng và nên kèm theo cam kết thưởng phạt. Ảnh: MH

Phó giáo sư Trần Đình Thiên, Nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng về cơ chế chỉ định thầu chúng ta cần phải thực hiện một cách rõ ràng và chặt chẽ. “Hồ sơ thành tích phải rõ ràng và nên đi kèm theo điều kiện về thưởng phạt vì đây là công trình sống còn”, ông Thiên nói.

Đồng thời, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM nên phân công chức năng nhiệm vụ theo từng tuyến (8 thành phần dự án) rõ ràng, góp phần nâng cao trách nhiệm cá nhân, qua đó cơ chế xử lý vấn đề sẽ thông suốt hơn.

Cũng tại buổi hội thảo, một số chuyên gia cho rằng, cơ chế giám sát ngay nên được thực hiện từ những ngày đầu triển khai dự án để tránh xảy ra vấn đề phát sinh. Đồng thời, TPHCM và các tỉnh, thành cần phân tích sâu hơn về tất cả các dự án sắp được triển khai để có một chiến lược sử dụng đất lâu dài, hiệu quả.

Trước đó, ngày 6-3 UBND TPHCM đã trình Thủ tướng Chính Phủ về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TPHCM.Theo đó, vành đai 3 được kiến nghị đầu tư theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư đường vành đai 3 được khái toán khoảng 75.377 tỉ đồng, trong đó, tỷ lệ ngân sách trung ương hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư. Riêng các dự án thành phần thuộc địa phận tỉnh Long An, kiến nghị bố trí ngân sách trung ương chiếm 75%.

Minh Hoàng

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ba tỉnh Nam Bộ cam kết hỗ trợ 10 triệu m3...

0
(SGTT) - Để đảm bảo nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho dự án Vành đai 3, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang...

Vành đai 3 TPHCM đoạn qua huyện Hóc Môn đang thi...

0
(SGTT) - Do thiếu cát đắp nền nên đường vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TPHCM chỉ đạt gần 15% khối lượng...

Bốn gói thầu của dự án vành đai 3 qua thành...

0
(SGTT) - Hiện 10 gói thầu xây lắp của đường vành đai 3 TPHCM đạt tiến độ 16% giá trị hợp đồng. Trong đó,...
Nút giao vành đai 3 TPHCM với cao tốc TPHCM - Trung Lương. Ảnh: Ban Giao thông

Đưa cát về dự án Vành đai 3 TPHCM vào cuối...

0
(SGTT) – Để đảm bảo tiến độ, các đơn vị thi công đang khẩn trương vận chuyển đủ cát cho dự án Vành đai...

Cây cầu thứ 3 nối TPHCM – Đồng Nai sẽ hợp...

0
(SGTT) - Sau gần 2 năm thi công, cầu Nhơn Trạch đạt hơn 80% khối lượng thi công và hợp long vào tháng 9-2024....

Bình Quới – Thanh Đa: sống mòn vì quy hoạch treo

0
(SGTT) - Năm 1992, chính quyền TPHCM phê duyệt khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Đến nay, đã hơn...

Kết nối