Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Chiều buông bên tháp Nhạn xứ hoa vàng cỏ xanh

(SGTT) - Tôi có dịp đến thăm Phú Yên, xứ hoa vàng cỏ xanh vào đầu năm Nhâm Dần 2022. Và dĩ nhiên, tháp Nhạn – đã được xếp hạng là di tích kiến trúc và nghệ thuật quốc gia đặc biệt vào năm 2018 là một điểm đến không thể bỏ qua.
Tháp Nhạn trong bóng hoàng hôn. Ảnh: Ngọc Huyền

Tháp Nhạn nằm ở ngọn núi cùng tên, có độ cao 64m so với mực nước biển. Tại đây sẽ thu vào trong tầm mắt thành phố Phú Yên đang vươn mình phát triển và dòng sông Đà Rằng êm đềm trôi chảy. Cửa vào nằm ở chân núi trên đường Lê Trung Kiên, có thể lựa chọn leo bộ lên tháp qua các bậc thang hoặc đi xe qua một lối nhỏ quanh co theo sườn núi.

Những bậc thang dẫn từ khu vườn tượng lên tháp Nhạn. Ảnh: Ngọc Huyền

Núi Nhạn ôm trọn trong lòng những tán cây sum suê tỏa bóng yên bình. Không chỉ là tháp Nhạn, ở đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng các bức tượng mang đậm nét văn hóa Champa cổ xưa. Có một khu vườn tượng nằm ẩn trong bóng cây với hình ảnh tam thần Siva, nữ thần Tara…

Bức tượng chim thần và rắn trong khu vườn tượng. Ảnh: Ngọc Huyền

Tản bước theo những bậc thang lên phía trên, tháp Nhạn hiện ra sừng sững dưới ánh nắng cuối chiều. Màu gạch nhuốm màu thời gian khơi gợi dòng chiêm nghiệm về một nền văn hóa rực rỡ trong lịch sử. Tháp có niên đại khoảng thế kỷ 11, mỗi cạnh dài chừng 10m và chiều cao 23,5m. Công trình kiến trúc này gồm ba phần: đế, thân và mái với tỷ lệ cân đối và mang tính thẩm mĩ cao.

Bóng dáng thời gian trên công trình kiến trúc Champa độc đáo. Ảnh: Ngọc Huyền

Nhìn lên phía trên, ta sẽ thấy hình tượng Linga được điêu khắc bằng đá. Tháp có một cửa ra vào quay về hướng Đông. Bên trong là ban thờ nhỏ, mùi hương trầm lan tỏa bình yên không gian. Tháp được xây dựng từ những viên gạch được xếp khít lên nhau, gắn kết mà không cần dùng vữa. Đây chính là một điểm độc đáo của công trình kiến trúc này.

Trong ánh chiều tà, bóng tháp Nhạn đổ dài trên nền sân gạch rộng tạo nên hình ảnh vừa kỳ vĩ vừa cổ xưa đầy hoài niệm. Những viên gạch trên tường tháp nhuốm màu rêu phong, cây cỏ dại len lỏi mọc lên giữa các khe nhỏ như tượng trưng cho sức sống mãnh liệt trước sự quật vùi của thời gian.

Khoảng sân gạch bình yên nhìn từ cửa tháp. Ảnh: Ngọc Huyền

Khoảng thời gian cuối chiều, ngoài khách du lịch ghé thăm, nhiều người dân địa phương cũng lên đây để đi bộ tập thể dục. Không gian khoáng đạt với tầm mắt được mở rộng ra bốn phía, tháp Nhạn hẳn giúp mỗi người tìm được chút bình yên quý giá sau mỗi ngày làm việc mưu sinh.

Tại nơi tháp cổ này, ta có thể ngắm nhìn thành phố Tuy Hòa trở mình phát triển từng ngày về tương lai tốt đẹp. Cũng ở chính đây, ta như được thấy lại quá khứ xa xôi của tiền nhân, bóng dáng rực rỡ của nền văn hóa Champa còn tồn tại đến muôn đời.

Ngọc Huyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Có thể tìm nhà vệ sinh công cộng qua app khi...

0
Những ứng dụng (app) như “Hue-S” của Thừa Thiên Huế và “Danang Smart City” của thành phố Đà Nẵng có tính năng giúp người...

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh lọt top 99 điểm đến...

0
(SGTT) - Là điểm du lịch nổi bật tại TPHCM, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh hiện trưng bày nhiều thiết bị, hiện vật...

Đầu năm đi xem Lễ hội Đình làng Túy Loan

0
(SGTT) - Sau hai năm gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19, hôm qua (30-1) và nay (nhằm mùng 9 và 10 tháng Giêng âm...

Khách Việt chọn châu Á trong chuyến đi chào đón năm...

0
Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, du khách Việt vẫn ưa chuộng các chuyến du lịch ngắn ngày ở các điểm đến...

Du lịch xanh – con đường khó nhưng phải đi

0
Thách thức của ngành du lịch tại Quảng Nam hiện nay là tìm cách để mô hình du lịch xanh có thể được áp...

Ấn tượng cảnh sắc bình minh đẹp mơ màng trên khắp...

0
(SGTT) - Qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Tuấn (Đan Khôi), đến từ Hà Nội, cảnh sắc bình minh trên khắp...

Kết nối