Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024

Câu chuyện của một ‘thương hiệu vàng’ ngành nhựa phục hồi thị trường trong gian nan của dịch bệnh

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa và sản phẩm nhựa gia dụng, với các khách hàng là các thương hiệu lớn trong ngành FMCG và ngành hàng tiêu dùng trong và ngoài nước, “Thương hiệu Vàng” trong ngành nhựa của TPHCM đã vượt bão thành công khi thị trường phục hồi nhanh vào cuối năm.

“Nhựa Duy Tân vẫn duy trì ổn định các hoạt động trong sản xuất cũng như hiệu quả kinh doanh. Đây là kết quả hết sức tích cực trong bối cảnh thị trường chung chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”, ông Lê Anh, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Nhựa Duy Tân chia sẻ tại buổi lễ trao giải Thương hiệu Vàng hồi đầu tháng 1 do UBND TPHCM phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Như nhiều ngành hàng khác, Nhựa Duy Tân bắt đầu thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” từ đầu tháng 6, khi số ca nhiễm Covid-19 tại TPHCM và các tỉnh thành phía Nam bắt đầu tăng cao. Chi phí sản xuất từ đó tăng mạnh đáng kể, không chỉ từ chi phí phòng chống dịch mà còn từ giá nguyên vật liệu đầu vào là hạt nhựa, đã tăng mạnh cùng giá dầu thế giới.

Ở thời điểm đó, công suất của Nhựa Duy Tân chỉ đạt khoảng 60%, trong khi vẫn phải giữ mức giá bán ra phù hợp để đảm bảo bình ổn thị trường. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh, điều may mắn là công ty có nhiều tổng kho lớn cùng đội ngũ nhà phân phối ở tỉnh đã giúp duy trì nguồn hàng không đứt gãy theo chuỗi cung ứng. Nhờ đó, Nhựa Duy Tân nhanh chóng phục hồi sau khi TPHCM mở cửa, đón đầu nhu cầu tăng cao sau đại dịch ở rất nhiều ngành hàng như nhựa bao bì, nhựa công nghiệp và nhựa gia dụng.

Năm 2021 cũng ghi nhận sự thay đổi lớn ở Nhựa Duy Tân, khi công ty đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng 70% cổ phần mảng bao bì và nhựa gia dụng cho SCGP, công ty con của Tập đoàn SCG (Thái Lan). SCG là tập đoàn đa quốc gia với hơn 20 công ty con có mặt tại Việt Nam, cũng đồng thời là nhà cung cấp nguyên liệu và các giải pháp sản xuất cùng ngành dọc với Nhựa Duy Tân.

Dù vậy, sau khi SCG xuất hiện, Nhựa Duy Tân không có sự thay đổi lớn nào về mặt quản trị và vẫn đi theo chiến lược từ trước đến nay là đảm bảo nhựa chất lượng cao đến tay người dùng với giá tốt nhất. Đánh giá về vai trò của nhà đầu tư ngoại, ông Lê Anh cho biết SCG không chỉ là cổ đông lớn mà còn là đối tác lớn, hỗ trợ chủ yếu tập trung ở khâu xuất khẩu, thiết kế mẫu mã, công nghệ. “Nhựa Duy Tân học hỏi được từ họ rất nhiều”, ông Lê Anh chia sẻ.

Chi phí phòng chống dịch ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Nhựa Duy Tân và nhiều doanh nghiệp khác trong năm qua. Ảnh: DNCC.

Nhựa Duy Tân là một trong số ít doanh nghiệp nhựa hiếm hoi tham gia vào cả mảng sản xuất B2B (bán cho doanh nghiệp) và B2C (bán cho người dùng trực tiếp). Sau gần 35 năm phát triển và đón cổ đông mới, tập đoàn này vẫn đang tiếp tục hành trình đầu tư vào sản xuất công nghệ cao.

Một dự án quan trọng cho tương lai đã được khởi động trong năm 2021 là nhà máy nhựa tái chế với tổng vốn đầu tư công bố là 60 triệu đô la Mỹ, công suất dự kiến 100.000 tấn/năm, được chia làm ba giai đoạn. Nằm ở tỉnh Long An, nhà máy này áp dụng công nghệ tái chế chai ra chai (bottles to bottles). “Giá trị của nhà máy tái chế nhựa nguyên sinh từ những chai nhựa đã sử dụng, ngoài việc đem lại lợi nhuận thì còn mang giá trị bền vững cho xã hội”, ông Lê Anh chia sẻ.

Trong kế hoạch phục hồi sau đại dịch, Nhựa Duy Tân dự kiến sẽ phát triển kênh số, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp truyền thống đang chuyển mình, xuất hiện  nhiều hơn trên nền tảng internet. “Duy Tân đang nghiên cứu để phát triển kênh thương mại điện tử phù hợp trong năm nay”, ông Lê Anh cho biết.

Con số tăng trưởng dự kiến năm nay đặt ra là 20%, cao hơn nhiều so với mức thực hiện trong năm 2021, nhưng là mức bình thường so với thời trước đại dịch. “Chiến lược và giá trị cốt lõi của Duy Tân vẫn là tập trung vào chất lượng, làm sao để người Việt Nam tiếp cận các mặt hàng nhựa công nghệ thế giới với giá Việt Nam”, ông Lê Anh nói.

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khởi động Giải thưởng Thương hiệu Vàng TPHCM lần 5 –...

0
(SGTT) - Ngày 25-6 tới đây, Ban tổ chức giải thưởng “Thương hiệu Vàng TPHCM” lần 5 – năm 2024 sẽ ra mắt Hội...

Vượt sóng gió, đón ‘Thương hiệu vàng’

0
(SGTT) - Năm 2023 được đánh giá là nhiều khó khăn, nhưng kết quả cuối năm cho thấy chính quyền TPHCM cùng cộng đồng...

Lửa thử Thương Hiệu Vàng, gian nan thử sức doanh nghiệp

0
(SGTT) – Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động bởi khủng hoảng, mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những...

Thương Hiệu Vàng TPHCM 2023 vinh danh 32 doanh nghiệp tiên...

0
(SGTT) - Với chủ đề “Đổi mới và Bền vững”, giải thưởng Thương Hiệu Vàng 2023 đã có nhiều đổi mới nhằm bảo đảm...

‘Chuyển đổi kép’ gia tăng giá trị, sức mạnh thương hiệu...

0
(SGTT) - Xây dựng thương hiệu là một quá trình dài, cần sự đầu tư và kiên trì thực hiện của cả tập thể...

Phát triển thương hiệu từ những bước chuyển đổi mạnh mẽ

0
(SGTT) - Các yếu tố góp phần tạo nên giá trị và sự ổn định của một thương hiệu sẽ bắt đầu từ những...

Kết nối