Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Cảnh sống “sabai sabai” yên bình tại Thái Lan của chàng trai người Nga

(SGTTO) - Rời Nga vào tháng 1-2020 với kế hoạch du lịch lâu dài nhưng do dịch Covid -19, anh Nikita Proshin đã sống cùng và giúp đỡ một nhà sư xây nhà vài tháng nay. Nhờ đó, anh có dịp trải nghiệm sâu sắc cuộc sống yên bình và nền văn hoá của Thái Lan.

Khách du lịch mắc kẹt vì Covid-19 tham gia xây nhà cho một nhà sư Thái Lan, nơi anh Nikita Proshin ở nhờ.
Dừng chân tại nhà của nhà sư bản địa

Cách đây 5 năm, anh Nikita Proshin tìm thấy niềm đam mê du lịch trong một chuyến đi Trung Quốc. Năm 2020, anh rời Nga với vài ngàn đô la cùng dự định đi khắp Á Âu. Khi thông tin về virus Corona chủng mới lan rộng, nhiều quốc gia bắt đầu đóng cửa biên giới. Thời điểm đó, Proshin đang ở Trung Quốc và muốn chọn một quốc gia khác để lưu trú. Ban đầu anh định đến Việt Nam nhưng lúc này Việt Nam đã bắt đầu hạn chế khách du lịch từ Trung Quốc. Vì vậy, Proshin chuyển mục tiêu sang Thái Lan và ở lại một nhà nghỉ tại Chiang Mai.

Anh Nikita Proshin chụp ảnh cùng nhà sư đang cho anh ở nhờ.

Tuy có một khoản tiết kiệm nhưng việc lưu trú một thời gian dài khiến anh Proshin cạn kiệt tiền bạc. Biết tới một chương trình trao đổi công việc bên ngoài thành phố, chàng trai 25 tuổi cùng một vài người bạn mới quyết định thu dọn hành lý và chuyển đến ở trong nhà của những nhà sư bản địa.

Những chương trình trao đổi công việc rất phổ biến đối với du khách vì chúng tạo cơ hội để bạn có thể tìm hiểu văn hóa địa phương thông qua những trải nghiệm đời sống. Để có chỗ ở và bữa ăn, du khách sẽ phải làm việc và trong trường hợp của Proshin, anh phải phụ xây nhà.

Anh Proshin cũng hướng dẫn cho các thành viên "ở nhờ" cách quay video.

Theo như anh Proshin chia sẻ, Pongmia – vị sư mà anh đến ở cùng – đã chủ động đưa ra một chương trình trao đổi công việc khi nghe về việc nhiều du khách bị mắc kẹt lại Thái Lan và gặp khó khăn. Hiện tại, gia đình nhà sư đang đón tiếp khoảng 10 du khách trú lại.

Khi tham gia chương trình, một ngày của Proshin thường bắt đầu từ trước khi mặt trời mọc và anh sẽ giúp đỡ mẹ của nhà sư làm bữa sáng vài lần trong tuần. Sau bữa sáng, Proshin dành thời gian để khám phá và làm video về cuộc sống bản địa tại đây. Từ chiều đến hoàng hôn, mọi người sẽ bắt đầu xây những căn nhà đất được dùng để mở những lớp trị liệu cột sống và thiền định.

Thử món gỏi đu đủ Thái Lan.

Khi anh Proshin cùng bạn bè đến, khung gạch đã được hoàn tất và họ chỉ cần trát bùn để hoàn thành căn nhà. Được biết, nhà sư Pongmia cũng có ý định xây thêm một vài căn nhà khác trong vùng.

Porshin hào hứng chia sẻ: “Chúng tôi làm điều này không vì tiền bạc hay nơi ở mà vì đây là một trải nghiệm độc đáo”. Từng du lịch khắp Thái Lan và tham quan nhiều chùa chiền và đền thờ nhưng anh chưa từng tiếp xúc hay dành thời gian cho bất cứ nhà sư nào. “Mỗi ngày ở đây là một ngày thú vị. Chúng tôi làm những công việc mình chưa bao giờ làm và có lẽ sẽ không bao giờ có cơ hội khác để làm trong tương lai. Không chỉ vậy, chúng tôi còn học được rất nhiều về sự khác biệt văn hóa và lối sống”.

Những trải nghiệm “sabai sabai”

Người Thái có một thành ngữ thường hay được sử dụng là “sabai sabai”. Đôi khi, nó được hiểu là dễ chịu, tuy nhiên “sabai sabai” lại có ý nghĩa sâu sắc hơn là sự thoải mái về mặt thể xác. Thành ngữ này cũng phần nào phản ánh sự ảnh hưởng của Phật giáo nguyên thủy lên văn hóa Thái Lan khi miêu tả thái độ bình thản, xuôi theo dòng chảy của cuộc sống.

Và đối với Proshin, ở lại nhà của nhà sư cũng là một trải nghiệm đậm tính “sabai sabai” như vậy.

Proshin đã ở Thái Lan 5 tháng.

Một trong những điều thú vị của chương trình trao đổi chính là cơ hội gặp gỡ những người bạn mới. Ngôi nhà của vị thiền sư được lấp đầy bởi sự có mặt của những người tới từ châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nơi khác trên thế giới.

Anh Porshin cùng những người bạn chia sẻ nhiều thứ về lối sống, văn hóa hoặc ẩm thực của quê hương họ, từ đó hiểu thêm về nhiều nền văn hóa. Anh cũng biết thêm cách nấu một vài món ăn truyền thống của Thái Lan cũng như biết nhiều món ăn khác trên thế giới.

Từ giờ đến cuối năm, Porshin không có ý định trở về nhà. Anh dự tính sẽ ở lại nhà của nhà sư khoảng 2-3 tuần nữa trước khi đi đến một nơi nào khác tại Chiang Mai. Trong suốt hành trình của mình, chàng du khách người Nga luôn muốn di chuyển thường xuyên để tìm kiếm những điều mới mẻ. Những chuyến đi không có kế hoạch trước luôn khiến anh cảm thấy mong chờ.

Porshin chia sẻ: “Khi biên giới mở cửa trở lại, tôi sẽ đến một đất nước nào đó gần Thái Lan. Tôi định di chuyển tới Myanmar, sau đó là Nepal, Pakistan và Ấn Độ”. Anh cũng nói thêm: “Những trải nghiệm đang có tại đây sẽ là ký ức tôi không bao giờ quên”.

Thúy An

Theo Insider

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam nhận 3 giải thưởng ‘hàng đầu châu Á’ tại...

0
(SGTT) -  Trong chuyến thăm ngày 10-9 vừa qua, ông Graham Cooke, Chủ tịch kiêm Nhà sáng lập tổ chức Giải thưởng Du lịch...

Châu Á lao đao trong đợt nắng nóng khắc nghiệt

0
Nắng nóng kỷ lục xuất hiện nhiều nơi tại châu Á giữa lúc các nhà khoa học khí hậu dự báo năm 2023 có...

Du lịch giữa mùa dịch: Đến Nhật Bản ngắm hoa anh...

0
(SGTT) - Edo Wonderland Nikko Edomura là khu vui chơi tái hiện hình ảnh những con phố vào thời đại Edo, nằm tại thành...

Phát hiện trứng gà hơn 1.000 năm vẫn nguyên vẹn ở...

0
(SGTT) – Mới đây, các nhà khảo cổ học Israel vừa tìm thấy quả trứng gà còn nguyên vẹn sau hơn 1.000 năm.  Các...

Du lịch Singapore nhanh chóng “làm mới” trước khi mở cửa...

0
Bảo tàng kem, trò chơi mạo hiểm Slingshot và đài ngắm cảnh SkyHelix Sentosa cùng với một con phố mua sắm Orchard Road mới...

Trưa nay ăn gì: thưởng thức món cơm đặc trưng của...

0
(SGTT) – Nếu yêu thích nền ẩm thực của quốc gia được mệnh danh là "châu Á thu nhỏ" - Malaysia – thực khách...

Kết nối