(SGTT) - Cánh đồng Mường Thanh thuộc khu vực xã Thanh An, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đẹp yên bình trong mùa thu hoạch vụ Đông - Xuân.
- Chiêm ngưỡng 4 thác nước đẹp ảo diệu tại Sơn La
- Thăm ‘nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam’ ở Điện Biên Phủ
- Bình yên làng cổ Thiên Hương đẹp như tranh ở Hà Giang
Nhắc tới mùa lúa chín ở Tây Bắc, du khách thường nghĩ đến khoảng thời gian tháng 10 hàng năm, khi lúa chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang. Nhưng, đó chỉ là 'vụ Mùa' ở miền Bắc.
Còn một vụ lúa nữa quan trọng hơn - thậm chí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp của cả nước: vụ Đông Xuân.
Sự phân chia mùa vụ ở nước ta dựa vào sự thay đổi khí hậu từ Bắc xuống Nam, do đó các khu vực canh tác lúa chính ở ta gồm các khu vực: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng duyên hải Trung bộ, Đồng bằng khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Khí hậu ở khu vực các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng được phân chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân – Hạ – Thu – Đông, do đó nông dân Bắc bộ sẽ canh tác hai vụ lúa chính trong năm: vụ Đông – Xuân và vụ Mùa.
“Mùa lúa chín” mà các phượt thủ, các tay săn ảnh thường nhắc tới ở Tây Bắc, chính là vụ lúa Mùa. Ở vụ Mùa này, công tác gieo sạ thường diễn ra ở cuối tháng 5 và thu hoạch lúa vào tầm cuối tháng 10 đến giữa tháng 11.
Còn một vụ lúa khác ít được các phượt thủ và nhiếp ảnh nhắc tới, nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất trong nền nông nghiệp nước nhà là vụ Đông Xuân. Vụ lúa này bắt đầu vào khoảng nửa cuối tháng 11 và được thu hoặc vào khoảng nửa đầu của tháng 5.
Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên là cánh đồng lúa lớn nhất trong số bốn cánh đồng lúa tại vùng Tây Bắc, gồm “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”: Cánh đồng Mường Thanh ở Điện Biên, Cánh đồng Mường Lò ở Yên Bái, Mường Than ở Lai Châu và Mường Tấc ở Sơn La.
Ngô Hòa Nam