Chủ Nhật, Tháng năm 25, 2025

Cẩn thận khi nuôi sinh vật ngoại lai

Thời gian gần đây, nhiều người đã chuyển sang nuôi các loài động vật lạ như sâu đá, bọ cạp đen, ếch Panama, cua ma cà rồng… Không khó để mua những loài sinh vật lạ này tại các cửa hàng thú cảnh, trên các trang web cá nhân, mạng xã hội Facebook.

Ếch vàng Panama.

Có nhiều loài như cáo sa mạc, tép ong đỏ, khỉ đuôi sóc, rồng Úc, sóc bay Úc, giông Axolotl... có giá bán từ 3-30 triệu đồng/cá thể nhưng vẫn có người tìm mua. Không ít người nuôi vì đam mê, vì thích những con thú độc, lạ nhưng lại không am hiểu về đặc tính sinh học cũng như nguồn gốc của loài họ mua về để nuôi. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây truyền bệnh tật từ một thú chơi vui, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến môi trường sống và mất cân bằng sinh thái.

Trong quá khứ, chúng ta đã từng nhập về những sinh vật ngoại lai phá hoại môi trường. Chẳng hạn, ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ du nhập vào Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước đã để lại những hệ quả đau lòng cho bà con nông dân. Hồi đó, người ta cũng nghĩ đơn giản nuôi loài này để làm cảnh vì trứng chúng có màu đỏ óng ánh đẹp mắt. Nhưng sau đó, các nhà khoa học phát hiện ra đây là loài phá hoại mùa màng thì đã quá muộn. Dù bà con nông dân ra sức tiêu diệt nhưng chúng sinh sôi rất nhanh, không thể nào triệt tận gốc. Tương tự, cá lau kiếng cũng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào Việt Nam qua đường kinh doanh cá cảnh (chủ yếu nhập từ Hồng Kông và Singapore) để bây giờ người dân ở đồng bằng sông Cửu Long phải khốn đốn vì chúng gây hại cho những loài khác khi tiếp cận để hút nhớt khiến cho các loài cá khác giảm khả năng phát triển, hoặc nếu khả năng thích nghi kém thì sẽ chết. Ngoài ra còn có cá rô phi vằn, rùa tai đỏ, cây mai dương, cây ngũ sắc, bọ cánh cứng hại dừa... đã từng được nhập vào Việt Nam và đều nằm trong danh sách loài xâm lấn cần tiêu diệt.

Hiện nay, các sinh vật ngoại lai được nhập về Việt Nam chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, nhập lậu nên các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Bởi một khi những sinh vật ngoại lai lỡ được nhập vào Việt Nam không được kiểm soát, phát tán ra môi trường, thì lúc phát hiện nguy hại thì khó có thể xử lý triệt để. Ốc bươu vàng là một bài học nhắc nhở chúng ta không dễ dãi khi tiếp nhận những loài sinh vật ngoại lai.

Nguyễn Thanh Vũ (TPHCM)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hà Nội sẽ phá dỡ xong toà nhà ’Hàm cá mập’...

0
(SGTT) - UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) thông tin, trong tháng 6-2025 sẽ phá dỡ xong Tòa nhà “Hàm cá mập” để...

Người dân TPHCM giữa vòng vây chi phí

0
(SGTT) - Người dân tại các đo thị lớn như TPHCM hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khoản chi đều trong xu...

Nỗi lo thực phẩm siêu chế biến ảnh hưởng đến sức...

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, cộng đồng khoa học và y tế nước ngoài liên tục cảnh báo về sự gia tăng...

Bộ Y tế: Bệnh truyền nhiễm tăng tại các địa phương

0
(SGTT) - Trước nguy cơ gia tăng dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương...

Khám phá thác Sông Lẫm hoang sơ giữa núi rừng Lào...

0
(SGTT) – Thác Sông Lẫm nằm ở xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, ẩn mình giữa những vạt rừng xanh...

Hiểu nhanh trong năm phút loại gia vị không thể thiếu...

0
(SGTT) - Nếu mọi người từng thưởng thức món cà ri đậm đà hay ngửi thấy mùi thơm quyến rũ tỏa ra từ một...

Kết nối