Thứ hai, Tháng tư 21, 2025

Cân nhắc lợi, hại

Khải Thư - 

Bộ Tài chính tuần rồi công bố về việc sẽ sửa đổi một số luật thuế, trong đó Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) được sửa theo hướng tăng mức thuế, ngay lập tức đã có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại. Không ít chuyên gia kinh tế cùng chung nhận định, rằng việc tăng thuế VAT sẽ làm tăng thêm gánh nặng lên vai người nghèo vốn chiếm số đông, làm mất tác dụng chính sách kích cầu tiêu dùng, sức tiêu thụ hàng hóa giảm kéo theo sản xuất có thể gặp khó khăn...

Rất nhiều hàng hóa, dịch vụ được đề nghị nâng thuế suất thuế VAT từ 10% lên 12%; đồng thời có những hàng hóa, dịch vụ đang có thuế suất 5% cũng sẽ điều chỉnh lên mức 12%.

Tác động của việc điều chỉnh mức thuế tăng lên như trên tất nhiên là xảy ra với tất cả mọi người chứ không riêng người nghèo, bởi thuế VAT là loại thuế gián thu, người tiêu dùng nào cũng sẽ phải chịu thuế khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Nhưng có điều, nhiều người lo ngại cho khả năng chịu đựng của người nghèo.

Bỏ qua những hàng hóa mà người nghèo không với tới, chỉ nhắc đến vô số mặt hàng cần thiết cho cuộc sống, thì khi mua sắm cùng một mặt hàng, người thu nhập cao hay thu nhập thấp cũng đều chịu một mức thuế VAT như nhau. Tuy nhiên, đối với người nghèo, có thu nhập không cao, khi đó tiền nộp thuế sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập của họ so với trước, trong khi nó có thể không đáng kể đối với người giàu. Có thể chỉ ra rất nhiều hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng dù nghèo cũng buộc phải sử dụng và theo đó phải chịu thuế VAT, từ ăn uống, đi lại, đến học hành, chữa bệnh…

Đối với loại thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân, việc điều tiết tiền thuế căn cứ trên thu nhập của mỗi người, thu nhập ít đóng ít, thu nhập nhiều đóng nhiều, như vậy sẽ ít chi phối với đối tượng là người nghèo. Thế nhưng sắc thuế này dự kiến điều chỉnh giảm, trong khi đó, thuế VAT mà người nghèo cũng như người giàu cùng phải chịu mức thuế như nhau thì lại dự kiến tăng.

Việc tăng thuế VAT cũng đồng nghĩa với giá cả hầu hết hàng hóa, dịch vụ tăng theo tương ứng. Chưa tăng thuế thì lâu nay giá cả hàng hóa, dịch vụ cũng không ngừng nhảy vọt, cho nên với đề xuất nâng thuế VAT - một loại thuế tiêu dùng – đã khiến nhiều người lo ngại áp lực tài chính gia đình càng nặng nề thêm với người nghèo. Họ có thể phải cân nhắc, dè sẻn hơn trong việc chi tiêu. Khi buộc phải hạn chế bớt nhu cầu, tầng lớp chiếm số đông này coi như bị giảm đi cơ hội thụ hưởng vật chất trong cuộc sống, còn nhìn rộng ra là tiêu dùng của xã hội bị ảnh hưởng. Một khi sức mua yếu, hàng hóa chậm tiêu thụ, sẽ dẫn đến sản xuất cũng khó khăn theo.

Cho dù việc tăng thuế VAT được đề xuất đến 1-1-2019 mới áp dụng, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế về lâu dài vẫn còn đang cần đến những giải pháp kích cầu tiêu dùng thì bất kỳ một yếu tố nào có thể làm giảm sức mua, dẫn đến đình đốn sản xuất, được các chuyên gia kinh tế cho rằng cần xem xét cẩn trọng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa trưa đầu tuần thử vị bún tôm nướng sả thơm...

0
(SGTT) – Mang hương vị nồng nàn của sả và vị ngọt đậm đà của tôm nướng, món bún tôm nướng sả là gợi...

Ghé thăm thị trấn Pai yên bình ở Thái Lan

0
(SGTT) – Thị trấn Pai cách trung tâm Chiang Mai khoảng 135km, miền Bắc Thái Lan. Đây là điểm đến thu hút du khách...

20 thành phố lý tưởng dành cho người thích đi bộ

0
(SGTT) – Từ khảo sát 18.500 người tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạp chí du lịch Time Out đã công bố danh...

Bình Dương đề xuất đầu tư metro kết nối Suối Tiên...

0
(SGTT) - Tỉnh Bình Dương vừa kiến nghị Chính phủ lập hội đồng thẩm định nhà nước để trình Quốc hội quyết định chủ...

7 tuyến đường trung tâm TPHCM cấm xe lưu thông trong...

0
(SGTT) - Từ sau 17 giờ hôm nay (20-4), TPHCM cấm các phương tiện lưu thông tại 7 tuyến đường trung tâm thành phố...

Thăm căn cứ mật của biệt động Sài Gòn trong Thảo...

0
(SGTT) – Quán Nhan Hương nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM), từng là cơ sở bí mật của lực lượng...

Kết nối