Thứ Ba, Tháng 7 8, 2025

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời áp mái trước 30-4

(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái…
Một hệ thống điện mặt trời áp mái. Ảnh: TL

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 38 về việc triển khai các giải pháp đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo, Baochinhphu.vn đưa tin.

Công điện nêu rõ, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 7 được dự báo tăng đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch là tăng khoảng 9,6%. Riêng ở miền Bắc, dự kiến nhu cầu tiêu thụ này tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra, giám sát về quản lý, vận hành hệ thống điện quốc gia, các nhà máy điện, hướng đến hạn chế tối đa sự cố, đảm bảo cung ứng đủ điện năm 2024 và các năm tiếp theo.

Về cơ chế, chính sách mua bán điện, trước ngày 30-4, bộ cần hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn. Bên cạnh đó là trình cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp tự sản, tự tiêu; cơ chế, chính sách phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ.

Về tiến độ các dự án truyền tải điện, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng các đơn vị liên quan chỉ đạo EVN triển khai các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, các dự án truyền tải điện từ Lào để kịp thời đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc.

Công điện cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ ngành, các tập đoàn sản xuất và cung ứng điện. Đơn cử như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị chủ quản các hồ chứa thủy điện tính toán, lập kế hoạch lấy nước từ các hồ chứa thủy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên dành nguồn nước để phát điện trong thời gian cao điểm. Cơ quan này cũng kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, sử dụng rừng tạm để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án nguồn điện và lưới điện.

Các địa phương trực thuộc trung ương triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII; lựa chọn nhà đầu tư để triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện; triển khai các dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực miền Bắc như các nhà máy LNG Nghi Sơn – Thanh Hóa, LNG Quỳnh Lập – Nghệ An… Bên cạnh đó là áp dụng các giải pháp tối ưu, ứng dụng công nghệ tự động, sử dụng năng lượng mặt trời, thay thế đèn tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, quảng cáo, trang trí ngoài trời…

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam hướng đến trở thành trung tâm xuất khẩu điện...

0
(SGTT) - Mặc dù là quốc gia đang nhập khẩu điện từ Lào nhưng Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia xuất...

Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Sàn thương mại điện tử B2B xanh đầu tiên tại Việt Nam chính thức ra mắt vào ngày 1-7. Đây là nền...

Ô tô điện hay hybrid phát thải nhiều hơn?

0
(SGTT) - Chủ tịch Toyota cho rằng xe điện gây ô nhiễm gấp ba lần xe hybrid. Nhưng các nghiên cứu cho thấy, về...

Chiến lược ESG thay đổi nhanh, doanh nghiệp cần làm gì...

0
(SGTT) - Chính sách ESG toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, tạo ra thách thức nhưng cũng là cơ hội để các doanh...

TPHCM lập tổ công tác thúc đẩy chuyển đổi xanh

0
(SGTT) - Chủ tịch UBND TPHCM vừa thành lập Tổ công tác chuyển đổi xanh do Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ làm tổ...

Dự án nông nghiệp xanh được vay 70% vốn không thế...

0
(SGTT) - Từ ngày 1-7, dự án nông nghiệp hữu cơ hoặc kinh tế tuần hoàn có thể được vay tối đa 70% giá...

Kết nối