Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Cắm trại ở bản Nậm Nghiệp mùa sơn tra nở rộ

Bạn đọc cùng làm báoCắm trại ở bản Nậm Nghiệp mùa sơn tra nở rộ
(SGTT) - Bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La từ lâu đã nổi tiếng với khách du lịch vào mùa hoa sơn tra, hay còn gọi là hoa táo mèo nở rộ.

Đây là bản của người Mông, nằm ở độ cao 2200m so với mực nước biển, bản có diện tích trồng cây sơn tra lớn nhất của xã, nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.

Hàng nghìn cây sơn tra nở hoa, khoe sắc với màu trắng tinh khôi khiến bản làng như được khoác lên mình chiếc áo mới. Ảnh: Trần Trung Hiếu

Để đến được bản Nậm Nghiệp, du khách phải khá vất vả để di chuyển trên con đường đồi núi với đất đá lởm chởm, cùng với những cung đường cua khó khăn. Bản Nậm Nghiệp thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, cảnh vật thơ mộng.

Du khách có thể trải nghiệm qua đêm trong lều trại. Ảnh: Trần Trung Hiếu

Tại đây, du khách có thể cảm nhận được cuộc sống yên bình, không khí trong lành, cùng cảnh sắc thơ mộng hùng vĩ của núi non, đất trời.

Du khách dựng lều cắm trại dưới tán hoa sơn tra. Ảnh: Trần Trung Hiếu

Ngoài thăm thú ngắm cảnh, du khách có thể cắm trại giữa những tán hoa sơn tra nở rộ. Người dân nơi đây rất hiếu khách, nếu cần chỗ nghỉ qua đêm, du khách có thể ngủ nhờ và cùng thưởng thức những món đặc sản địa phương.

Trên khắp bản làng, hàng ngàn cây sơn tra bừng nở, phủ trắng khắp núi đồi. Dù ở trên nương hay vườn nhà, từng chùm hoa sơn tra bừng nở. Ảnh: Trần Trung Hiếu

Thời điểm thích hợp để du khách ghé Nậm Nghiệp vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Lúc này, những bông hoa trắng tinh khôi đồng loạt đua nhau nở rộ, khắp cánh rừng hiện ra trước mắt du khách với cảnh sắc tươi đẹp.

Hoa sơn tra nhìn kỹ có 5 cánh nhụy vàng, màu không trắng muốt như mận, mơ và lê mà hơi trắng ngà. Loài cây này không chỉ là đặc sản của vùng cao Tây Bắc mà còn là một nét đẹp mùa xuân níu chân du khách phương xa. Ảnh: Trần Trung Hiếu

Hoa sơn tra nở thành từng chùm, khi bung nở ra sẽ nhìn rõ 5 cánh với nhụy hoa màu phớt vàng, xen kẽ màu nâu.

Ảnh: Trần Trung Hiếu

Ngoài việc tạo giá trị du lịch, thu hút du khách đến tham quan ngắm cảnh, cây sơn tra còn mang lại giá trị kinh tế cao, giúp cho bà con người Mông nơi đây có đời sống ấm no hơn.

Ngọc Lương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục