Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Brazil tranh cãi thuốc trị ung thư fosfo

LÊ DUY -   

Trong vài tuần qua, tại Brazil dấy lên những tranh luận xung quanh thuốc điều trị ung thư giữa các nhà khoa học và Quốc hội nước này. Cuối cùng, Quốc hội Brazil đã bỏ phiếu cho phép sản xuất và kinh doanh một loại thuốc có tên là phosphoethanolamine tổng hợp, ngay cả khi loại thuốc này chưa được thử nghiệm và đăng ký với Tổ chức Giám sát sức khỏe Brazil Anvisa.

fosfoSuốt 20 năm qua, chất phosphoethanolamine được bào chế tại phòng thí nghiệm của Đại học Sao Paulo và được bán cho bệnh nhân mà không hề được cơ sở y tế nào của Brazil kiểm duyệt.

Theo các nhà khoa học nói trên, cho dù đã có một số thử nghiệm trên chuột nhưng vẫn chưa có chứng cứ thuyết phục nào cho thấy thuốc điều trị ung thư trên (mà người dân nơi đây gọi là fosfo) là an toàn hay hiệu quả đối với cơ thể người. Còn Hiệp hội Về tiến bộ khoa học Brazil thì kêu gọi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff bỏ phiếu chống dự luật này.

Áp lực càng đè nặng lên vai vị tổng thống nước này, nếu bà phủ quyết dự luật cũng có nghĩa bà phớt lờ mối quan tâm của công chúng, nhưng nếu không phủ quyết, bà lại quay lưng với cộng đồng khoa học và đứng về phía chính quyền.

Phosphoethanolamine là phân tử phổ biến trong cơ thể người. Gilberto Chierice, một nhà hóa sinh tại Đại học Sao Paulo, Brazil, đã phát triển một phiên bản tổng hợp phân tử này hồi đầu những năm 1990. Ông giải thích ông quan tâm đến nó sau khi biết nó có liên quan đến ung thư và nó có thể tấn công được các tế bào ác tính. Năm 2011, phòng thí nghiệm của ông đã bào chế ra loại thuốc mà ông cho rằng có thể chữa được ung thư, và bán ra cho người dùng mà không qua Anvisa kiểm chứng. Nhiều người cho rằng ông đã bán khoảng vài ngàn lọ.

Vào tháng 6-2014, Đại học Sao Paulo buộc phòng thí nghiệm của Chierice phải đóng cửa. Bực tức vì không còn thuốc nên các bệnh nhân và gia đình của họ bắt đầu kiện đại học này. Số đơn kiện tăng đột biến sau tháng 6-2015, lúc ấy nhiều người cho rằng thuốc của Chierice làm giảm bớt các dấu hiệu ung thư, thậm chí chữa được ung thư. Sau đó, vài thẩm phán cũng đã ủng hộ bên nguyên đơn. Đại học Sao Paulo cũng cho biết họ nhận được gần 15.000 lệnh từ tòa án buộc họ phải tiếp tục cung cấp cho từng bệnh nhân loại thuốc trị ung thư fosfo có màu xanh dương-trắng của Chierice.

Hiện tại, Đại học Sao Paulo vẫn phải chờ luật cuối cùng. Nhưng trong khi đó, fosfo vẫn được sản xuất trong phòng thí nghiệm cũ của Chierice và được cung cấp miễn phí cho các bệnh nhân cụ thể mà tòa án yêu cầu. Chỉ có một nhà khoa học tại đó biết được cách bào chế thuốc này.

Trong khi đó, chính quyền Brazil muốn có những kết quả thử nghiệm chính thức fosfo. Những kết quả ban đầu tại bốn phòng thí nghiệm độc lập (có từ giữa tháng 3 vừa qua) không mấy khả quan. Các phòng thí nghiệm này chỉ ra fosfo chỉ chứa 30% phosphoethanolamine, còn những chất phụ khác không có độc, nhưng chúng cũng không tỏ ra là diệt được tế bào ung thư. Chierice và nhóm của ông trả lời phỏng vấn của báo chí Brazil, cho rằng những kết quả này là chưa chính xác, bởi vì kiểm nghiệm như vậy còn quá sơ sài và vì thuốc phải được trải qua quá trình trao đổi chất thì mới đạt được các tính năng chống ung thư cần thiết của nó.

Từ đầu năm nay, Đại học Sao Paulo được chính phủ đầu tư để thử nghiệm cặn kẽ hơn fosfo, dựa trên 10 loại ung thư, trong đó có ung thư ngực, tuyến tiền liệt, gan, da và tụy, với 1.000 bệnh nhân ở bốn bệnh viện công.

Nhưng ngay cả nhà hóa học về y dược tại Đại học Sao Paulo, Kleber Ferreira, đồng tình với tiềm năng chữa ung thư của fosfo, cũng cho rằng Quốc hội Brazil quá hấp tấp: “Quốc hội không phải là diễn đàn để bàn liệu một loại thuốc nào đó có nên phân phát cho bệnh nhân hay không. Quốc hội đã xem nhẹ chức năng của Anvisa và sự tín nhiệm của cộng đồng các nhà khoa học”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Từ năm 2025, xe buýt trợ giá tại TPHCM sẽ thanh...

0
(SGTT) - Dự kiến, từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt sẽ chính thức được áp dụng cho tất cả...

Cần Thơ lần đầu tổ chức Tuần lễ Du lịch –...

0
(SGTT) - Với mục tiêu kích cầu ngành du lịch, dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác của Cụm liên kết...

Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì...

0
(SGTT) - Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê...

Bộ Công Thương yêu cầu không để thiếu hàng, tăng giá...

0
(SGTT) - Bộ Công Thương đề nghị các sở công thương và các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất,...

TPHCM thay thế hơn 3.400 cây xanh có tình trạng hư...

0
(SGTT) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM đã thay thế 3.425 cây xanh có...

Đầu tư vào đất nông nghiệp vùng ven: Được gì và...

0
(SGTT) - Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu tìm kiếm một không gian sống gần gũi với thiên nhiên...

Kết nối