Thứ năm, Tháng năm 8, 2025

Bộ Y tế đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm trong quảng cáo sữa Nutri Brain IQ, Hikid

(SGTT) - Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ và sản phẩm sữa Hikid.
Thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ. Ảnh: TTXVN

Mới đây, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ. Việc quảng cáo sản phẩm này có dấu hiệu thổi phồng công dụng, "thành thần dược chữa bệnh tự kỷ" - vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm, TTXVN đưa tin.

Cục đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo sản phẩm (nếu có) và báo cáo kết quả về Cục An toàn Thực phẩm.

Ngoài ra, cơ quan này cũng có văn bản yêu cầu kiểm tra sản phẩm sữa Hikid vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm. Sản phẩm sữa này khi quảng cáo có so sánh "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi".

Cục đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sản phẩm vi phạm.

Trước đó, Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất quy mô lớn sữa bột giả chuyên sản xuất sữa cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ mang thai với 573 sản phẩm giả.

Bộ Y tế đề nghị xử lý hành vi quảng cáo 'thổi phồng’ của người nổi tiếngNgày 15-4, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, đã có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm, TTXVN đưa tin.Cục An toàn Thực phẩm cho hay, đã nhận được phản ánh của báo chí về việc một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm, đặc biệt quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có công dụng như thuốc chữa bệnh, quảng cáo gây nhầm lẫn về chất lượng, công dụng sản phẩm.Cục đề nghị phối hợp kiểm tra thông tin, xử lý hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật của các trang mạng xã hội và người nổi tiếng quảng cáo vi phạm đã được phản ánh và thông báo kết quả để Cục An toàn Thực phẩm tổng hợp.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng xuân Phục linh Gold...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đề nghị tháo gỡ nội dung quảng cáo 2 loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục...

Thủ tướng yêu cầu điều tra nhanh vụ thuốc giả, sữa...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, khẩn trương xử...

Làm gì để đối phó với nạn thực phẩm giả ‘núp...

0
(SGTT) - Nạn thực phẩm giả ngày càng tinh vi khi nhiều sản phẩm giả mạo khoác lên mình “chiếc áo hợp pháp” nhờ...

Quảng cáo lố và bán hàng giả – Đâu là ranh...

0
(SGTT) - Vụ việc kẹo rau củ Kera chỉ là một lát cắt nhỏ trong thực trạng quảng cáo sai sự thật và kinh...

Khuyến cáo người dùng không sử dụng 12 loại sữa giả,...

0
(SGTT) - Bộ Công an khuyến cáo người dân không sử dụng 12 sản phẩm sữa đã được xác định là hàng giả và...

Cục An toàn thực phẩm bày cách tránh mua phải sản...

0
(SGTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 790/ATTP-SP hướng dẫn người dân kiểm tra...

Kết nối