Thứ bảy, Tháng tư 5, 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất đưa Zalo, Viber, Telegram vào diện quản lý

Bộ Thông tin và Truyền thông trong tờ trình dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi cho rằng các ứng dụng OTT của Zalo, Viber, Telegram có thể được coi là dịch vụ viễn thông và cần quản lý theo Luật Viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quản lý Zalo, Telegram theo Luật Viễn thông – Ảnh: chụp qua điện thoại

Theo Cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá dịch vụ cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện, nhắn tin cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, các ứng dụng của Zalo, Viber, Telegram đang được sử dụng thay thế dịch vụ viễn thông, được gọi là OTT viễn thông. Pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin, nên cần quản lý theo luật Viễn thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất quản lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tránh tình trạng bảo hộ ngược giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đến người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, với dịch vụ OTT viễn thông có thu cước, nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp được cấp phép trong nước.

Trường hợp dịch vụ OTT viễn thông không thu cước, nhà cung cấp cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn tại Việt Nam, ví dụ theo số người sử dụng, phải có thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng và tuân thủ pháp luật.

Thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ OTT tại Việt Nam hiện không có liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Một số khu vực, quốc gia ở châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc đã phân loại dịch vụ này là dịch vụ viễn thông và thực hiện quản lý theo pháp luật về viễn thông.

T.Huy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận 14,5 triệu tài khoản bị...

0
(SGTT) - Năm 2024, vấn đề lộ lọt dữ liệu tăng mạnh ở Việt Nam với 14,5 triệu tài khoản bị rò rỉ, chiếm...

Thí điểm 600.000 thuê bao sử dụng dịch vụ Internet vệ...

0
(SGTT) - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 659 cho phép dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX...

Thêm nhà mạng thương mại hóa mạng 5G

0
(SGTT) - Sau Viettel và VinaPhone, MobiFone là nhà mạng thứ ba tại Việt Nam chính thức thương mại hóa mạng 5G. Cục Tần...

Tăng hơn mười bậc, tốc độ Internet di động Việt Nam...

0
(SGTT) - Với mức tốc độ Internet di động đạt 134,19 Mbps trong tháng 1-2025, Internet di động Việt Nam chính thức xếp hạng...

Công an cảnh báo rủi ro về đồng tiền ảo Pi

0
(SGTT) - Mới đây, Công an TP Hà Nội đã đưa ra cảnh báo những nguy cơ, rủi ro khi người dân đầu tư,...

Microsoft sẽ ‘khai tử’ ứng dụng Skype vào tháng 5 tới

0
(SGTT) - Tập đoàn công nghệ Microsoft cho biết sẽ chính thức ngừng hoạt động ứng dụng đàm thoại Skype vào tháng 5 tới...

Kết nối