(SGTT) - Sau phiên đấu giá thành công khối băng tần B2 - B2’ của tập đoàn Viettel, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 703-713 MHz và 758-768 MHz (khối băng tần B1-B1') và băng tần 723-733 MHz và 778-788 MHz (khối băng tần B3-B3').
- Cục Tần số "giải bài toán" 5G cho nhà mạng khi đấu giá băng tần 700 MHz
- Một nhà mạng "chốt mua" khối băng tần 700 MHz

Theo TTXVN, giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỉ đồng, được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỉ đồng. Doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ được cấp giấy phép sử dụng băng tần 15 năm. Doanh nghiệp trúng đấu giá khối băng tần B2-B2’ (713 - 723 MHz và 768 - 778 MHz) không được tham gia đấu giá khối băng tần B1-B1' và B3-B3’.
Được biết, khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ được quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT Advanced và các phiên bản tiếp theo, sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD) theo Thông tư số 19/2019/TT-BTTTT ngày 25-12-2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy hoạch băng tần 694 - 806 MHz cho hệ thống thông tin di động IMT của Việt Nam.
Cuối tháng 12-2024, Cục Tần số vô tuyến điện đã thông báo tổ chức đấu giá khối băng tần B1-B1', B2-B2' và B3-B3' nhưng không thành công vì thiếu doanh nghiệp tham gia. Tại phiên đấu giá lại diễn ra ngày 20-5, sau 2 vòng đấu giá, Tập đoàn Viettel đã trúng giá khối băng tần B2-B2'. Theo đó, Viettel sẽ triển khai các dịch vụ truy cập Internet băng rộng di động 4G, 5G, cung cấp tốc độ cao và độ trễ thấp, phục vụ giải trí, làm việc từ xa, học trực tuyến, dịch vụ IoT (Internet vạn vật), hỗ trợ các nền tảng và ứng dụng như thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh và quản lý giao thông thông minh…
Trước khi băng tần 700 MHz được đấu giá, băng tần này được sử dụng cho dịch vụ truyền hình analog. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi sang truyền hình số mặt đất tại Việt Nam, băng tần này được chuyển giao cho các nhà mạng di động để phục vụ dịch vụ viễn thông.
Hãng tin Bloomberg ngày 22-7 dẫn các nguồn tin cho biết Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NSA) trở thành mục tiêu trong một loạt vụ tấn công mạng nhắm vào phần mềm quản lý tài liệu SharePoint của Microsoft. Mặc dù hệ thống của NSA bị xâm nhập, song không có dữ liệu mật hay thông tin nhạy cảm nào bị đánh cắp. NSA trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và có vai trò thiết kế, bảo trì kho vũ khí hạt nhân của quốc gia này.
Tổng hợp