(SGTT) - Thay vì gặp thoáng qua ở thang máy, trong siêu thị cũng được coi là F1 và phải cách ly; quyết định ngày 29-12 của Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 đã điều chỉnh tất cả các định nghĩa trước đây về ca nghi ngờ, F0, F1.
- Chuyên gia giải đáp mối lo ngại khi tiêm vắc-xin ngay cho F0 vừa khỏi bệnh
- Tại sao nhiều người không nhiễm Covid-19 dù tiếp xúc với người bệnh?
Hướng dẫn cách xác định F0, F1 mới nhất của Bộ Y tế
- Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.
- Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:
Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (RT-PCR).
Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).
Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1). Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Vắc-xin NanoCovax được Hội đồng Đạo đức kết luận đạt yêu cầu hiệu lực bảo vệ
Theo báo Thanh niên, ngày 29-12, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia (Hội đồng Đạo đức) đã có cuộc họp đánh giá hiệu lực bảo vệ qua kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng Covid-19 Nanocovax của Công ty Nanogen (TPHCM).
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 được báo cáo tại cuộc họp, hiệu lực bảo vệ tử vong của vắc-xin Nanocovax là 100%. Hiệu lực này cũng giảm dần theo thời gian.
Tính chung toàn thời gian, hiệu lực bảo vệ của Nanocovax (liều tiêm 25 mcg) đạt 52,1%. Tỷ lệ này đạt tiêu chuẩn về xem xét cấp phép lưu hành theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Có 11/15 thành viên hội đồng bỏ phiếu chấp thuận về hiệu lực bảo vệ của vắc-xin này.
Kết quả đánh giá của Hội đồng Đạo đức là cơ sở quan trọng để Hội đồng Tư vấn cấp phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc xem xét về việc cấp chứng nhận lưu hành có điều kiện đối với vắc-xin Nanocovax.
Minh Thảo tổng hợp