Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim

(SGTT) - Ngày 3-10, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2021 – 2030, theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp. 

Theo đó, mục tiêu cụ thể của phương án về kinh tế đạt doanh thu khoảng 10 tỉ đồng/năm từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng... để phục vụ trở lại công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Vườn quốc gia Tràm Chim.

Về môi trường, phương án góp phần bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, với khoảng 2.600 ha rừng tràm, 3.600 ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như: sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim...

Đảm bảo nơi cư trú, phân bố của nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm thông qua các biện pháp quản lý điều tiết nước, các chương trình phòng cháy chữa cháy rừng, phục hồi các sinh cảnh rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: dulich.dongthap.gov.vn

Từng phân khu được xác định chức năng phù hợp với điều kiện thực tế về các yếu tố tự nhiên và đa dạng sinh học để làm cơ sở thiết lập các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững đất ngập nước và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái.

Về xã hội, phương án còn đặt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động có kỹ năng hướng dẫn du lịch, câu lạc bộ đờn ca tài tử tại địa phương. Tiếp tục nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

Thông qua việc cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái sẽ tạo ra việc làm, thu hút một số hộ dân vùng đệm có xe điện và các phương tiện, dịch vụ thân thiện với môi trường vào tham gia các hoạt động của du lịch sinh thái.

Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp. Ảnh: Quỷ Cốc Tử

Từ đó, nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ phát triển rừng, hạn chế tình trạng xâm nhập vào rừng trái phép đặt bẫy, săn bắt động vật hoang dã.

Phương án xác định giải pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo các phân khu

  • Khu A1: Là nơi bảo tồn tổng hợp các sinh cảnh đất ngập nước theo mùa làm nơi cư trú, kiếm ăn cho các loài chim nước.
  • Khu A2: Là nơi bảo tồn rừng tràm, các loài thủy sản và các sinh cảnh khác.
  • Khu A3, C: Là nơi bảo tồn, tái tạo toàn bộ các sinh cảnh đặc trưng phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái.
  • Khu A4, A5: Là nơi bảo tồn các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa phù hợp với môi trường sống của các loài chim nước.

Nguyễn Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hơn 50 quốc gia cam kết phát triển du lịch thân...

0
(SGTT) - Ngày 20-11, Liên Hiệp Quốc thông báo hơn 50 chính phủ đã ký tuyên bố chung thúc đẩy du lịch bền vững...

Rừng đang ‘chảy máu’

0
(SGTT) - Những năm qua, rất nhiều cây gỗ quý, cây lâu năm ở Việt Nam đã bị đốn hạ để phục vụ nhu...

Quảng Nam có ‘làng du lịch tốt nhất thế giới’

0
(SGTT) - Làng rau Trà Quế tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được vinh danh là một trong 55 làng du...

Bảo tồn đa dạng sinh học từ góc nhìn đề án...

0
(SGTT) - Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung....

Huế nỗ lực giảm rác thải nhựa trong ngành du lịch

0
(SGTT) -  Ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang đi những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giảm rác thải nhựa tại hơn...

Làm gì để thực hành ESG trong du lịch?

0
(SGTT) – Song song với mục tiêu Net Zero, xu hướng áp dụng các tiêu chí ESG trong ngành du lịch đang ngày càng...

Kết nối