(SGTT) - Trong thời gian gần đây, một số cơ sở làm đẹp đăng quảng cáo về phương pháp hút chì thải độc cho da, hút sạch chì trên da. Phương pháp này có thể giúp da trở nên trắng mịn, hồng hào tự nhiên; đồng thời đẩy lùi các vấn đề về da như sạm nám, mụn hay nếp nhăn. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu cho rằng, phương pháp hút chì, thải độc trên da mặt là không có cơ sở khoa học. Chỉ những trường hợp ngộ độc chì mới cần phải thải độc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ, nguyên nhân do đâu?
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Những mối nguy tiềm ẩn từ bọc răng sứ kém chất lượng
Một số người cho rằng, sau một thời gian dài dùng các loại mỹ phẩm, làn da của họ sẽ tích tụ nhiều chì. Lượng chì bám chặt vào da, khó đào thải và gây nên những tổn thương cho da. Vì vậy, sau khi sử dụng phương pháp thải độc chì, làn da của họ xuất hiện màu đen, xám đậm trên mặt.
Theo bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TPHCM, sau khi sử dụng phương pháp hút chì, thải độc trên da sẽ thấy một lớp mặt nạ đen. Tuy nhiên, việc xuất hiện lớp màu đen hoặc xám đậm trên mặt thường không phải là chì. Đây có thể là than carbon, đất sét… thường những màu đen tương tự nên dễ gây ra lầm tưởng là chì.
Để hiểu rõ hơn về công nghệ hút chì, thải độc trên da thực chất là gì? Những phương pháp và khuyến cáo của bác sĩ trong việc thải độc da dành cho các chị em phụ nữ là gì? Các nội dung này sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TPHCM, giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 2-5. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.
Minh Thảo