(SGTT) - Việc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp giúp các triệu chứng sưng đau khớp giảm đi, giúp cải thiện vận động của người bệnh từ vài tuần tới vài tháng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không phải trường hợp người mắc bệnh viêm khớp nào cũng dùng được phương pháp tiêm trực tiếp thuốc giảm đau này. Tiêm Corticoid vào khớp kể cả đối với các trường hợp bệnh nhẹ là không cần thiết.
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Thực hư công nghệ hút chì, thải độc trên da mặt tại các cơ sở làm đẹp
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ, nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, có nhiều người bị đau nhức xương khớp, khi uống thuốc không khỏi, đã sử dụng phương pháp tiêm thuốc vào khớp để giảm đau. Việc điều trị cơn đau bằng cách tiêm Corticoid vào khớp được rất nhiều người lựa chọn vì ít tốn kém và hết đau nhanh chóng.
Dù nhiều bác sĩ cũng đã cảnh báo về những biến chứng có thể xảy ra khi tiêm thuốc trực tiếp vào khớp, nhưng không ít người vẫn chọn phương pháp này để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Bên cạnh những bệnh nhân may mắn không xảy ra biến chứng, có rất nhiều trường hợp phải chịu hậu quả nặng nề như loãng xương, teo cơ, mất chức năng vận động…
Vậy bản chất của thủ thuật tiêm Corticoid vào khớp là gì? Những tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp này? Các trường hợp nào nên và không nên sử dụng phương pháp tiêm Corticoid vào khớp? Những nội dung này sẽ được bác sĩ Trịnh Quang Anh, Trưởng Trung tâm hiệu chỉnh Cơ xương khớp và Y học thể thao thuộc Bệnh viện phục hồi chức năng 1A (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 5-6. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.
Minh Thảo